Trong những tháng mang thai của người mẹ, các yếu tố môi trường (thời tiết, thức ăn, nhiễm trùng theo mùa) có ảnh hưởng quan trọng tới thai nhi theo những cách khác nhau.
Tuy nhiên, "nghe có vẻ kỳ lạ nhưng nhiều công trình khoa học đã chứng minh rằng, tháng mà đứa trẻ được sinh ra cũng là nguyên nhân không nhỏ ảnh hưởng từ sức khỏe, tuổi thọ cho tới nhân cách của chúng sau này", tiến sĩ Russell Foster, nhà khoa học Đại học Oxford (Mỹ) nói.
Trong 1 nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Columbia, họ đã so sánh ngày tháng năm sinh và hồ sơ y tế của 1,7 triệu bệnh nhân điều trị tại bệnh viện Presbyterian New York/ CUMC giữa năm 1985 và năm 2013 với tổng số 1.688 loại bệnh. Họ đã loại ra hơn 1.600 mối liên hệ giữa tháng sinh và nguy cơ mắc bệnh nhưng dữ liệu lại xác nhận 39 mối liên kết đáng ngờ giữa 2 yếu tố này và 16 mối liên hệ mới, bao gồm 9 loại bệnh tim.
Từ đó, 1 loạt các nghiên cứu trong những năm qua đã tìm cách làm rõ những phát hiện này.
Mùa xuân:
Những người sinh vào mùa xuân (tháng 3, tháng 4 và tháng 5) là đối tượng rất nhạy cảm với thời tiết, dễ bị cảm lạnh, hen suyễn, chứng huyết áp cao, trầm cảm lâm sàng hơn trẻ em sinh ra trong những mùa khác. Các nhà khoa học cho biết nguyên nhân vì họ ít được tiếp xúc với ánh nắng trong thời gian còn là thai nhi.
Về mặt tính cách, các nhà tâm lý học cho rằng những người sinh ra trong mùa xuân có độ hyperthymia quy định xu hướng lạc quan tích cực khá cao nhưng họ thường sống theo cảm tính, không quyết đoán, dễ bị thuyết phục và phụ thuộc vào người khác. Nhìn chung, trẻ em sinh trong mùa xuân thường rất vâng lời, có tính tỉ mỉ và biết lắng nghe.
Trẻ sinh ra vào mùa xuân rất nhạy cảm với thời tiết, dễ bị cảm lạnh, hen suyễn, dễ mắc chứng huyết áp cao, trầm cảm lâm sàng.
Mùa hè:
Năm 2014, nhóm nghiên cứu Budapest (Hungary) đã tìm hiểu 400 người và phân chia loại cá tính theo thời điểm trong năm họ được sinh ra. Kết quả cho thấy, người có kiểu khí chất "rối loạn chu kỳ" - đặc trưng bởi sự dao động tâm tính vui buồn đột ngột, thường xuyên - cao hơn đáng kể trong nhóm sinh ra vào mùa hè (tháng 6, 7 và 8).
Tuy nhiên, vì không được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trong những tháng đầu tiên khi còn trong bào thai nên họ có nhiều khả năng bị vấn đề về tầm nhìn. Tiến sĩ Russell Foster, 1 nhà khoa học tại Đại học Oxford cho biết khi ra đời họ được tiếp xúc với ánh nắng rực rỡ của mùa hè, họ luôn hạnh phúc và lạc quan. Foster gọi hiện tượng này là "sự can thiệp theo mùa".
Ngoài ra, các nhà tâm lý học cho rằng họ thuộc loại người nhạy cảm, tốt bụng, rộng rãi, bốc đồng, có thể nóng tính nhưng không thù dai hay thành kiến.
Mùa thu:
Một phân tích dựa trên những số liệu của hơn 1 triệu người từ Australia đến Na Uy cho thấy người sinh ra trong mùa thu (tháng 9, tháng 10 và tháng 11) đều có tuổi thọ cao hơn nhóm khác. Điều này là bởi vì họ nhận được lượng ánh sáng tối đa trong thời gian còn là bào thai và lúc mới chào đời.
Họ sống khoan dung, luôn luôn điềm tĩnh, thận trọng và tỉ mỉ trong công việc. Trẻ em sinh vào mùa thu siêng năng trong học tập, ít gây gổ với bạn bè và biết vâng lời.
Mùa đông:
Trẻ em sinh mùa đông (tháng 12, tháng 1 và tháng 2) lớn lên thường có khuynh hướng mắc các bệnh tim mạch - theo các nhà nghiên cứu thuộc Trường đại học Bristol và Edinburgh (Anh). Nguy cơ mắc các bệnh tim mạch ở "trẻ em mùa đông" hơn trẻ em sinh ra trong các mùa khác là 24%.
Ngoài ra, người sinh ra trong tháng này có nhiều khả năng có bệnh hen suyễn hoặc dị ứng. Điều này rất có thể là bởi vì họ được sinh ra trong cao điểm mùa lạnh, cúm và thiếu ánh sáng mặt trời trong những tháng đầu tiên làm cho em bé sinh vào mùa này có nhiều khả năng bị rối loạn lưỡng cực.
Theo các nhà tâm lý học, những người sinh vào mùa đông năng động, có tài và giàu ý chí. Tuy nhiên, trẻ em sinh trong mùa đông thường cứng đầu. Khi còn nhỏ hay cãi lại bố mẹ, không dễ dàng thừa nhận sai lầm, khó làm việc theo nhóm và thường xây dựng gia đình muộn.
Khi sức khỏe của chúng ta có vấn đề, đôi mắt cũng xuất hiện những dấu hiệu báo trước. Nếu mắt bạn biểu hiện ra...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.