Nhật Bản giấu Mỹ, qua mặt Trump bí mật gặp riêng Triều Tiên

Trần Việt (theo SCMP) Thứ tư, ngày 29/08/2018 15:30 PM (GMT+7)
Cuộc gặp bí mật giữa các quan chức Nhật Bản và Triều Tiên được thông báo diễn ra trong bối cảnh Tokyo quan ngại Mỹ không bận tâm đến những quan ngại của nước này đối với Bình Nhưỡng.
Bình luận 0

img

Nhật Bản được cho là đã "đi đêm" với Triều Tiên mà không thông báo với Mỹ.

Báo Washington Post cho biết, Nhật Bản đã không hề thông báo với Mỹ mà bí mật tổ chức một cuộc họp bí mật với Triều Tiên tại Việt Nam vào tháng 7. Dẫn đầu phái đoàn Nhật Bản là gười đứng đầu Cơ quan Tình báo và Nghiên cứu thuộc Nội các Nhật Bản, và Kim Song Hye, quan chức cấp cao phụ trách vấn đề thống nhất phía Triều Tiên.

Các quan chức ở Tokyo tiết lộ rằng, cuộc gặp xoay quanh vấn đề trả tự do cho những công dân Nhật Bản bị Triều Tiên bắt cóc. Tokyo nhấn mạnh, Nhật Bản không thể chỉ dựa vào Mỹ để vận động Triều Tiên đàm phán thả công dân nước này. 

img

Bà Kim Song Hye (giữa), quan chức cấp cao tại Ủy ban Tái thống nhất Hòa bình liên Triều, đi cùng phái đoàn Triều Tiên tại biên giới Hàn - Triều năm 2013. Ảnh: Reuters.

Phản ứng trước thông tin này, các quan chức cấp cao của Mỹ bày tỏ sự giận dữ, cho rằng Nhật Bản không thẳng thắn về cuộc gặp trong khi Washington gần như liên tục cập nhật cho Tokyo về tình hình quan hệ với Bình Nhưỡng. 

Tổng thống Mỹ Donald Trump từng khẳng định ông đã nhắc tới việc người dân Nhật bị bắt cóc trong hội nghị thượng đỉnh với lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un hồi tháng 6. Tuy nhiên, tuyên bố chung giữa hai nhà lãnh đạo không đề cập tới vấn đề nhân quyền tại Triều Tiên hay những vụ bắt cóc công dân Nhật.

Trong lúc đó, vào tháng 6, truyền thông Triều Tiên đưa tin vấn đề công dân Nhật bị bắt cóc “đã được giải quyết” trong bối cảnh Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe lên tiếng sẵn sàng tái khởi động đàm phán với lãnh đạo Triều Tiên về nội dung này.

Nhật Bản từ lâu đã yêu cầu Triều Tiên trao trả những người bị bắt cóc trong thập niên 70 và 80. Tokyo khẳng định sẽ không trợ giúp kinh tế cho Bình Nhưỡng cho đến khi giải quyết được vướng mắc và hai bên thiết lập quan hệ ngoại giao. 

ĐỌC THÊM: Mỹ ra điều kiện rút khỏi Syria nhưng bị Assad từ chối "vỗ mặt"

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem