dd/mm/yyyy

Nhìn từ câu chuyện quả chanh leo

Xuất khẩu trái cây không phải là điều khó, nhưng “vượt rào” và vững chân ở những thị trường khó tính của thế giới lại là điều không đơn giản. Từ câu chuyện của quả chanh leo, có thể thấy, chúng ta hoàn toàn có thể đưa bất cứ nông sản nào đi Tây nếu chuẩn bị kỹ lưỡng.

Chuẩn bị nhiều năm cho chuyến xuất ngoại đầu tiên

Tháng 11/2017, những trái chanh leo đầu tiên xuất ngoại sang châu Âu – một thị trường khó tính với những quy định khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng và an toàn thực phẩm. Nafoods Tây Bắc (Công ty con của Tập đoàn Nafoods) tiến hành đóng gói 2 tấn chanh leo quả tươi đầu tiên để chuyển xuất khẩu sang bán tại Pháp bằng đường hàng không.

Chanh leo Việt tại siêu thị Pháp. TL
Chanh leo Việt tại siêu thị Pháp. TL

Chuyện về cây chanh leo tím cùng những người đã gắn bó, thức khuya dậy sớm với trái cây có mùi vị rất đặc trưng này bắt đầu đã nhiều năm qua.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Nafoods nhớ lại: “Nafoods đã lên và có thỏa thuận với Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La nhân dịp Tây Bắc tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư. Nafoods đã tiến hành thành lập Công ty cổ phần Nafoods Tây Bắc. Điều rất đặc biệt là sau khi trồng tại Mộc Châu cho thấy chanh leo rất phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng ở Tây Bắc. Chanh leo Mộc

Mỗi năm, hơn 60.000 tấn chanh leo được chở tới Công ty Cổ phần Nafoods Group để chế biến. 9.000 tấn thành phẩm được xuất đi từ nhà máy này, góp phần không nhỏ giúp Việt Nam chỉ trong vòng hơn 10 năm qua vươn lên trở thành một trong những cường quốc về chanh leo, chiếm 10% sản lượng trên toàn thế giới. Hiện quy mô thị trường chanh leo chế biến toàn cầu vào khoảng 400 triệu USD mỗi năm.

Châu đã trở thành thương hiệu tại Hà Nội và đặc biệt là Trung Quốc. Mặc dù Mộc Châu có nhiều hạn chế hơn Tây Nguyên nhưng hương vị có gì đó rất đặc biệt”.

Chuỗi liên kết 4 nhà được hình thành trên cơ sở vững chắc. Chính quyền địa phương cam kết với sự phối hợp của doanh nghiệp để phát triển kinh tế địa phương. Để có chanh leo sạch, nông dân thị trấn Nông trường Mộc Châu trồng theo hướng chuyên canh tập trung và sản xuất an toàn. Vườn chanh được tưới đều đặn hàng ngày bằng hệ thống vòi phun. Nhờ điều kiện thích hợp, cây chanh leo nhanh chóng bén rễ và phát triển xanh tốt trên đất đồi cao nguyên. Chỉ nhờ nước tưới và phân hữu cơ, sau khoảng 4 tháng trồng có thể cho ra vụ đầu tiên và sau 3 năm cho quả, người trồng mới cần thay gốc.

Tại xã Tri Lễ, huyện Quế Phong (Nghệ An) cây chanh leo cũng trở thành cây xóa đói giảm nghèo và đang được xác định là cây trồng chủ lực của địa phương.

Hiện người dân xã Tri Lễ đang thu hoạch mẻ chanh leo đầu tiên của năm mới 2019. Trong vòng 8 năm, diện tích trồng chanh leo của xã đã tăng từ 3ha lên 210ha. Chắc rằng không ít người sẽ ngạc nhiên khi được biết những quả chanh leo của bà con dân tộc thiểu số ở vùng cao xa xôi nhất của tỉnh Nghệ An, giáp Lào này đã đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào những thị trường khó tính nhất trên thế giới như: Pháp, Canada….

Mỗi năm, hơn 60.000 tấn chanh leo được chở tới Công ty Cổ phần Nafoods Group để chế biến. 9.000 tấn thành phẩm được xuất đi từ nhà máy này, góp phần không nhỏ giúp Việt Nam chỉ trong vòng hơn 10 năm qua vươn lên trở thành một trong những cường quốc về chanh leo, chiếm 10% sản lượng trên toàn thế giới. Hiện quy mô thị trường chanh leo chế biến toàn cầu vào khoảng 400 triệu USD mỗi năm.
Cuộc đua khốc liệt

Tuy nhiên, không phải đơn vị nào cũng thực hiện được như Nafood. Theo ông Hoàng Trung - Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT), mất 7 năm nộp hồ sơ và đáp ứng các điều kiện đặt ra của nước sở tại, chôm chôm Việt Nam mới được cấp phép nhập khẩu vào thị trường New Zealand. Đối với thị trường Mỹ, mất đến 10 năm đàm phán, quốc gia này mới mở cửa cho Việt Nam xuất khẩu trái vú sữa.

“Để vào được các thị trường khó tính, Việt Nam phải giải quyết các vấn đề gồm kiểm dịch, an toàn (không được dư lượng thuốc bảo vệ thực vật) trái cây. Đến nay, Cục Bảo vệ thực vật đã cấp được gần 6.000 mã số vùng trồng đối với thanh long, xoài, nhãn, chôm chôm, vải, và đang phối hợp với các địa phương cấp thêm mã số cho những vùng nguyên liệu trái cây phục vụ xuất khẩu. Đồng thời, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các doanh nghiệp tiếp tục xây dựng 7 nhà máy chế biến với quy mô vùng và khu vực”, ông Hoàng Trung cho biết.

Là một đơn vị xuất khẩu gần 1.000 container/năm thanh long, nhãn, chôm chôm vào thị trường Mỹ, ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc Công ty T&T Vina cho biết, thông thường, trong 10 tấn sản phẩm thì chỉ lựa được vài ba tấn hàng đáp ứng thị trường Mỹ. Tuy nhiên, đây chỉ một phần trong các điều kiện cần, doanh nghiệp còn phải xây dựng quy trình thu hoạch, đóng gói, vận chuyển, đặc biệt là sở hữu được công nghệ bảo quản mới giữ được chất lượng trái cây tốt cho đến khi đến tay người tiêu dùng.

Trên thực tế, để đưa được trái cây vào thị trường khó tính, nhiều doanh nghiệp phải trả giá để có được bài học kinh nghiệm và hoàn thiện dần ưu thế cạnh tranh. Theo ông Tùng, mặc dù Mỹ kiểm soát chặt chẽ trái cây tươi nhập khẩu về dư lượng thuốc trừ sâu, các tác nhân gây bệnh, vi khuẩn nhưng nếu doanh nghiệp tuân thủ tốt các quy định thì sẽ được thông quan hàng hóa rất nhanh. Nhưng chỉ cần một lần sản phẩm bị phát hiện có chứa chất bảo quản không cho phép, nhiễm nấm bệnh, sẽ bị kiểm tra toàn bộ lô hàng khiến cho thời gian tồn giữ trái cây bị kéo dài, mất cơ hội tiêu thụ, và thậm chí có nguy cơ mất luôn thị trường.

Vải thiều được bán ở các siêu thị tại Thái Lan.
Vải thiều được bán ở các siêu thị tại Thái Lan.

Hạn chế về công nghệ bảo quản thấy rõ khi xuất khẩu trái cây vào thị trường Mỹ. Bà Ngô Tường Vy - Phó giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Chánh Thu cho biết, quả vú sữa ngon và Việt Nam sẽ độc quyền tại Mỹ do không có nước nào bán nên chắc chắn đạt lợi nhuận cao. Nhưng trái vú sữa nhanh hỏng, dễ phát triển vi khuẩn, trong khi chưa doanh nghiệp Việt Nam nào sở hữu kỹ thuật bảo quản trái vú sữa lâu dài để có thể vận chuyển bằng đường biển. “Khách hàng bên Mỹ muốn đặt hàng trái vú sữa với số lượng lớn nhưng doanh nghiệp không dám nhận vì sợ nếu có ruồi đục quả thì sẽ mất uy tín, thương hiệu, và ảnh hưởng đến các vụ sau.”, bà Vy cho biết.

Ông Huỳnh Quang Đấu, Giám đốc Công ty Rau quả thực phẩm An Giang cho rằng, ứng dụng trong bảo quản có ý nghĩa rất lớn đối với ngành xuất khẩu trái cây. Đơn cử như trái bưởi hiện mới chỉ có 30% sản lượng đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu. Con số này sẽ tăng lên 70-80% nếu có đầu tư về chế biến, bảo quản.

Do đó, doanh nghiệp xuất khẩu trái cây nếu có được sự hỗ trợ về vốn để đầu tư ứng dụng công nghệ mới có đủ tiềm lực để liên kết với nông dân, xây dựng chuỗi sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế và gắn thương hiệu cho sản phẩm. Điều quan trọng, các bộ, ngành tiếp tục là cầu nối cho doanh nghiệp xâm nhập, mở rộng thị trường xuất khẩu, từng bước khẳng định vị trí trái cây Việt Nam tương xứng với tiềm năng.

Danh Hùng (tổng hợp)