Chuyên gia “chém” khi việc đã rồi!
Lúc này, người viết vẫn chưa quên những ngày ở Malaysia, trước đông đảo truyền thông trong nước, ông Trần Đức Phấn - Phó Tổng cục Trưởng Tổng cục TDTT, Trưởng đoàn Thể thao Việt Nam (TTVN) đã nhận định: “Tôi là dân bóng đá nên hiểu lắm chứ. Bóng đá mà trung vệ của ta có chiều cao hạn chế thì cản phá rất khó. Ngay cả Công Phượng, Văn Toàn cũng mỏng cơm. Thế hệ tiền bối trước đây như Ba Đẻn, Cao Cường… người có thể không cao lắm nhưng rất chắc chắn, như thế mới va chạm tốt được”.
Việt Nam với kỳ tích tại giải U23 châu Á đã “khai mở” tư duy cho cả nền thể thao nước nhà. Ảnh: AFC
Nói như chuyên gia lão làng Nguyễn Văn Vinh: “Có những chiến thắng tuyệt vời chúng ta cũng không biết tại sao. Hay có những thất bại đau đớn, chúng ta cũng không rút ra được bài học gì”. |
“Với BĐVN, chúng tôi xác định chỉ phấn đấu ở đấu trường khu vực thôi. Hướng tới châu lục là rất khó chứ đừng nói tới chuyện ra biển lớn thế giới. Không chỉ bóng đá nam, bóng đá nữ, mà các môn thể thao tập thể của chúng ta đều rất khó có cơ hội ở ASIAD, Olympic” - ông Phấn cho biết thêm.
Vậy mà lúc này, chưa đầy nửa năm sau phát ngôn của ông Phấn, chính những con người thất bại ấy đã khiến người hâm mộ Việt Nam trải qua những cảm xúc thăng hoa chưa từng có, lọt tới trận chung kết giải U23 châu Á 2018.
Điểm yếu tư duy
Thực tế, HLV Hữu Thắng có sai lầm về cách nhìn người, dùng người cũng như hệ thống chiến thuật, cách chuẩn bị đấu pháp cho mỗi trận đấu ở SEA Games 2017. Đó cũng là những điều mà 2 HLV nội trước đó là HLV Phan Thanh Hùng (AFF Cup 2012), Hoàng Văn Phúc (SEA Games 2013) vấp phải và sớm phải rời “ghế nóng”. Chỉ khi HLV Park Hang-seo đến và thành công, người ta mới thấy rõ BĐVN không hề yếu thể lực, càng không thiếu tinh thần, ý chí so với những đội bóng hàng đầu châu lục và thế giới.
HLV Petrovic cho rằng một số tài năng trẻ của BĐVN đang khoác áo U23 Việt Nam hiện nay có thể chơi bóng ở châu Âu, ở Serbia hay Bulgaria như Văn Toàn, Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường, Hồng Duy, Văn Thanh. Và với những gì đã thể hiện ở giải U23 châu Á, Quang Hải gần như chắc chắn sẽ nhận được những lời mời hấp dẫn từ các đội bóng Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc…, thậm chí là chính từ Qatar – nơi đội U23 của họ đã bị U23 Việt Nam loại ở bán kết. |
Điểm yếu có ý nghĩa cốt tử khiến BĐVN suốt hơn 20 năm qua (tính từ mốc son giành HCB SEA Games 1995 của “thế hệ vàng” với những Hồng Sơn, Huỳnh Đức, Công Minh…) cứ loay hoay mãi trong “đêm đen”, hết dùng thầy nội lại đến thầy ngoại vẫn chưa thể thành công, xứng với kỳ vọng của người hâm mộ nằm ở “cái đầu”!
Không ít người đã… buồn cười khi nhìn cách HLV Park Hang-seo khi mới đặt chân tới Việt Nam đã mất công uốn nắn lại cho U23 Việt Nam từ cách giao tiếp trên sân, cách bẫy việt vị thế nào, cách chọn tư thế đứng ra sao, di chuyển tới đâu để chiếm lĩnh các vị trí trên sân… Toàn là những “bài học vỡ lòng” mà đáng ra họ phải thuộc từ lứa U13, U15!
Tất cả những điều đó rất phù hợp với chia sẻ của HLV người Serbia Ljubo Petrovic - người đã đã dẫn dắt Sao đỏ Belgrade vô địch Cúp C1 châu Âu năm 1991 và giúp FLC Thanh Hóa đoạt ngôi á quân V.League 2017: “Tôi luôn muốn thay đổi và hướng dẫn các cầu thủ, đặc biệt là về chiến thuật. Tuy nhiên, rất khó để truyền đạt cho họ. Trước đây, gần như họ chưa bao giờ chơi với chiến thuật thực sự”!
Bản thân cựu tuyển thủ Quốc Vượng cũng thừa nhận khi trao đổi với NTNN/Dân Việt: “Tôi muốn nhấn mạnh tính tổ chức, kỷ luật, ý thức chiến thuật của U23 Việt Nam lúc này rất tốt. Một điểm có thể coi là may mắn cho HLV Park Hang-seo khi ông đang sở hữu 2 lứa cầu thủ U19 tốt nhất của BĐVN trong khoảng 5 năm qua. Họ được đào tạo bài bản, khoa học ở HAGL, PVF, Viettel, Hà Nội FC… Phải nói thẳng thắn là thế hệ chúng tôi không được rèn luyện bài bản và rèn luyện nhiều về tư duy chiến thuật như các em hiện nay. Tôi nghĩ nếu là thời chúng tôi thì ông Park Hang-seo sẽ khó làm đấy. Sẽ mất rất nhiều thời gian để các cầu thủ định hình, vận hành chiến thuật chứ không phải sau 1,5 tháng đã chơi được như những gì đã thể hiện ở vòng chung kết U23 châu Á”.
Đến đây thì việc U23 Việt Nam có thể thắng U23 Uzbekistan ở trận chung kết chiều 27.1 tới hay không không còn quan trọng nữa! Thầy trò HLV Park Hang-seo đã hoàn thành một sứ mệnh lớn lao hơn nhiều những tấm huy chương, những chiếc Cúp – Mang lại ánh sáng niềm tin cho người hâm mộ bóng đá nói riêng và Thể thao Việt Nam nói chung bằng cách chỉ ra điểm yếu lớn nhất mà bao năm qua BĐVN không nhận (hoặc không chịu thừa nhận) ra: Không biết gì về chiến thuật!
Khi Thể thao Việt Nam nói chung và BĐVN nói riêng có đủ một đội ngũ được trang bị đầy đủ lý luận khoa học thể thao tiên tiến trên thế giới, am hiểu về môn thể thao mình làm, tin rằng một ngày không xa, chúng ta đủ sức bơi ra biển lớn thế giới.
Chúng ta không thiếu tài năng, không thiếu tâm huyết, ý chí, nghị lực cơ mà! Đừng để mãi ở vào cảnh có bột, thậm chí là bột rất tốt rồi mà không biết cách gột nên hồ!
Cũng sau thất bại SEA Games, khi trở về nước, lãnh đạo VFF, Hội đồng huấn luyện viên (HLV) Quốc gia trong đó có vai trò của ông Nguyễn Sỹ Hiển gần như đã đổ hết lỗi cho HLV Hữu Thắng. Một điểm HLV Hữu Thắng bị “đánh” tơi bời là cách dùng người không hợp lý khi không biết “xoay tua” cầu thủ, khiến những Công Phượng, Xuân Trường, Văn Toàn, Văn Thanh, Duy Mạnh, Tuấn Anh… người chấn thương, người vào sân với thể lực cạn kiệt, không chạy nổi trong trận quyết đấu với U22 Thái Lan ở vòng bảng và thua “lấm lưng trắng bụng” 0-3.Câu hỏi đặt ra là tại vòng chung kết U23 châu Á 2018, trước các đối thủ cực mạnh như U23 Hàn Quốc, U23 Australia, U23 Syria, U23 Iraq và gần nhất là U23 Qatar ở bán kết, HLV Park Hang-seo khi cần lắm mới đưa ra 1 sự thay đổi trong đội hình xuất phát.Vậy tại sao các tuyển thủ U23 Việt Nam vẫn khỏe như vâm, đá đủ 120 phút ở trận tứ kết, bán kết, và thắng trong loạt đá luân lưu? |
Vui lòng nhập nội dung bình luận.