Thứ tư, 24/04/2024

Những cú hích mới cho nền kinh tế 2022 bứt phá

03/02/2022 1:00 PM (GMT+7)

Quý IV/2021, khi chúng ta thực hiện việc thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, đã cho kết quả rõ rệt, với mức tăng trưởng GDP đạt 5,22%. Đặc biệt là gói tài chính khoảng 350.000 tỷ đồng sẽ là cú hích để năm 2022 có những bước bứt phá mạnh mẽ hơn.

Theo đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp), quý IV/2021 năm 2021, khi chúng ta thực hiện việc thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, đã cho kết quả rõ rệt, với mức tăng trưởng GDP đạt 5,22% (cao hơn tốc độ tăng 4,61% của quý IV/2020). Cùng với các quyết sách, đặc biệt là gói tài chính khoảng 350.000 tỷ đồng sẽ là cú hích để năm 2022 có những bước bứt phá mạnh mẽ hơn.

Cú hích mới cho nền kinh tế

PGS-TS Trần Hoàng Ngân - Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM cho biết: Năm 2020 và 2021, là 2 năm kinh tế của chúng ta có mức tăng trưởng thấp nhất trong vòng 10 năm qua. Nguyên nhân chính là do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Từ quý IV/2021 đến nay, việc triển khai công tác phòng, chống dịch đã thực hiện bài bản và đạt được hiệu quả, việc triển khai tiêm vaccine ngừa Covid-19 được làm tốt để từ đó chúng ta thích ứng an toàn trong điều kiện mới. Như vậy có thể thấy nguyên nhân dẫn đến suy giảm kinh tế trong 2 năm qua đã được khắc phục nên chúng ta tin tưởng năm 2022, kinh tế sẽ phục hồi, tăng trưởng có thể đạt 6 - 6,5% như nghị quyết Quốc hội giao.

tat/ Những điểm tựa để đất nước bứt phá  - Ảnh 1.

Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt kỷ lục năm 2021 và hướng tới mốc mới trong năm 2022. Ảnh: T.LS

Trong nghị quyết về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022, Chính phủ đã nêu rõ: Tập trung ưu tiên triển khai đồng bộ, hiệu quả Chương trình phòng, chống dịch Covid-19 và Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, thực sự thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, coi đây là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách của các cấp, các ngành ngay từ đầu năm 2022; phấn đấu tăng trưởng GDP đạt 6-6,5%, GDP bình quân đầu người đạt 3.900USD.

Theo đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa - Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, mặc dù trong năm qua chúng ta phải đối phó với diễn biến rất phức tạp của đại dịch Covid-19, nhưng kinh tế vẫn tăng trưởng 2,58%, thu ngân sách nhà nước vượt dự toán 16,4% và tăng 3,7% so với năm 2020 đó là những điểm sáng.

Đặc biệt ngay đầu năm 2022, Quốc hội có kỳ họp bất thường lần thứ nhất để đưa ra những quyết sách quan trọng. Cụ thể, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 43 về chính sách tài khóa, tiền tệ với quy mô khoảng 350.000 tỷ đồng để chủ động phòng chống dịch Covid-19, hỗ trợ nền kinh tế sớm vượt qua khó khăn, phục hồi và phát triển bền vững, thích ứng linh hoạt với trạng thái bình thường mới, đây sẽ là cú hích rất quan trọng cho nền kinh tế.

"Quý IV/2021, khi chúng ta thực hiện việc thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, đã cho kết quả rõ rệt, với mức tăng trưởng GDP đạt 5,22% (cao hơn tốc độ tăng 4,61% của quý IV/2020); đặc biệt với gói tài chính khoảng 350.000 tỷ đồng để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế. Đó nguồn lực để năm 2022 có những bước bứt phá mạnh mẽ hơn. Tôi tin từ chủ trương của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội, sự điều hành linh hoạt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, năm 2022 kinh tế - xã hội sẽ có khởi sắc, tăng trưởng GDP sẽ cao hơn hai năm 2020, 2021 mà chúng ta phải lo đối phó với dịch Covid-19" - đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa nói.

Đồng quan điểm với đại biểu Hòa, PGS-TS Trần Hoàng Ngân cho biết thêm, ngoài nguồn lực từ gói khoảng 350.000 tỷ đồng, chúng ta còn có nguồn lực phi tiền tệ khác, đó là tháo gỡ điểm nghẽn ở thể chế qua việc Quốc hội ban hành 1 luật để chỉnh sửa, bổ sung 9 luật. Từ đó có cơ sở, điều kiện để đẩy mạnh việc huy động vốn đầu tư xã hội triển khai các dự án.

Đề cập về Nghị quyết số 43 của Quốc hội, Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết: Nghị quyết số 43 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để chủ động phòng, chống dịch Covid-19, khắc phục những thiệt hại, phục hồi thị trường lao động, giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, hỗ trợ nền kinh tế sớm vượt qua khó khăn, phục hồi và phát triển bền vững, thích ứng linh hoạt với trạng thái bình thường mới, bắt kịp với xu thế phát triển của thế giới.

"Nghị quyết đưa ra các chính sách hỗ trợ với quy mô, nguồn lực đủ lớn, có mục tiêu trọng tâm, trọng điểm, xác định đúng và trúng đối tượng cần hỗ trợ; thời gian thực hiện chủ yếu trong 2 năm 2022 và 2023 với lộ trình thích hợp để nâng cao năng lực phòng chống dịch Covid-19, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của giai đoạn 5 năm với những mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể, tạo tiền đề phát triển cho giai đoạn sau" - Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết.

Không để "trụ đỡ" thụt lùi

Có thể nói, điểm sáng của bức tranh kinh tế đất nước trong hai năm chúng ta phải đối phó đại dịch Covid-19 vừa qua là sự tăng trưởng của ngành nông nghiệp. Năm 2021, nông nghiệp tăng trưởng 2,85%, góp phần vào tăng trưởng dương của đất nước. Xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt hơn 48,6 tỷ USD là mức cao kỷ lục (vượt 6,6 tỷ USD so với chỉ tiêu được giao), thặng dư thương mại toàn ngành đạt hơn 6,4 tỷ USD, góp phần quan trọng vào xuất siêu của cả nước. Tỷ lệ xã đạt tiêu chí nông thôn mới là hơn 68,2%.

Là đại biểu Quốc hội của tỉnh là vựa lúa Đồng Tháp, ông Phạm Văn Hòa cho biết, mỗi lần đi tiếp xúc cử tri, người dân đều tỏ ra phấn khởi trước sự phát triển chung của nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, nhưng cử tri vẫn lo lắng về tình trạng được mùa mất giá, nông sản sản xuất ra không bán được. Hàng năm, gần tết các nông sản khi chuyển ra cửa khẩu vùng biên để xuất sang Trung Quốc bị ùn ứ.

"Các chủ trương, chính sách để phát triển nông nghiệp đều đã có, như tái cơ cấu nông nghiệp, sản xuất phải theo cơ chế thị trường, sản xuất theo phương thức mới như VietGAP, áp dụng khoa học kỹ thuật tiến bộ, khắc phục triệt để việc sản xuất theo phương thức truyền thống… Vấn đề là phải được thực hiện quyết liệt mới tạo ra sự thay đổi" - ông Hòa nói.

Vẫn theo đại biểu Phạm Văn Hòa, trong nông nghiệp, phần lớn là xuất khẩu thủy, hải sản, còn với lương thực, nông sản vẫn còn bếp bênh, chưa tương xứng với tiềm năng. "Chính phủ, và tư lệnh ngành nông nghiệp cũng đã thấy điều đó, nếu phát huy được thế mạnh trong sản xuất lương thực, nông sản như kỳ vọng thì ngành nông nghiệp của chúng ta ngày càng khởi sắc, sẽ vẫn là trụ đỡ khi kinh tế khó khăn và là mũi nhọn trong xuất khẩu" - đại biểu Hòa cho biết.

Trong phát biểu chỉ đạo hội nghị triển khai kế hoạch năm 2022 của ngành nông nghiệp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, ngành nông nghiệp phát triển chưa tương xứng tiềm năng, thế mạnh. Người đứng đầu Chính phủ đã đặt mục tiêu cao hơn cho năm 2022, cụ thể là tăng trưởng từ 3% trở lên, xuất khẩu cao hơn năm 2021 bởi "trụ đỡ mà thụt lùi thì đất nước thụt lùi".

Thủ tướng lưu ý, tập trung chuyển đổi số trong nông nghiệp, phải tính toán, cân đối, bố trí nguồn lực đầu tư để người nông dân được thụ hưởng thành quả từ chuyển đổi số. Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ ngành, địa phương làm tốt công tác thống kê để có số liệu đầu vào chính xác phục vụ hoạch định chính sách phù hợp, hiệu quả, sát thực tế, giải quyết các vấn đề yếu kém. Chủ động thông tin, không để khủng hoảng truyền thông.

Cùng với đó, đẩy mạnh tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp trên cơ sở dự báo thật tốt về thị trường, tình hình liên quan, xây dựng chiến lược, quy hoạch, phát triển nông nghiệp bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển theo hướng kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, phát triển kinh tế vùng, xây dựng chuỗi sản phẩm, liên kết vùng, liên kết quốc tế. 

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Mặt bằng bán lẻ khu vực trung tâm TP.HCM hút khách thuê

Mặt bằng bán lẻ khu vực trung tâm TP.HCM hút khách thuê

Lĩnh vực bán lẻ cao cấp các ngành hàng xa xỉ như trang sức, đồng hồ,... tại TP.HCM trong thời gian qua ngày càng tăng với nhiều tên tuổi lớn. Do đó, mặt bằng tại khu vực trung tâm quận 1 đang được các đơn vị tập trung lựa chọn.

Chuyên gia nhận định giá vàng sẽ giảm nhẹ

Chuyên gia nhận định giá vàng sẽ giảm nhẹ

Thị trường vàng trong nước trong trạng thái ổn định hiếm thấy hôm nay 21/4. Các chuyên gia dự đoán giá vàng sẽ giảm nhưng không đáng kể.

Nếu Masan đưa công ty hàng tiêu dùng lên HOSE, nền tảng CrownX có thể hoãn IPO

Nếu Masan đưa công ty hàng tiêu dùng lên HOSE, nền tảng CrownX có thể hoãn IPO

Các chuyên gia từ HSBC vừa nêu ra yếu tố giúp kế hoạch niêm yết Masan Consumer Holdings trên sàn HOSE trong thời gian này trở nên khả quan. Tuy nhiên, tập đoàn Masan có thể sẽ phải lùi tiến độ IPO của nền tảng bán lẻ The CrownX.

Giá vàng nhẫn tiếp tục tăng, lên mốc 77 triệu đồng/lượng

Giá vàng nhẫn tiếp tục tăng, lên mốc 77 triệu đồng/lượng

Giá vàng nhẫn sáng nay (20/4) tăng mạnh theo đà tăng của giá thế giới, lên trên mốc 77 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, giá vàng miếng SJC quay đầu giảm sau khi có thông tin đấu thầu vàng vào thứ Hai tuần tới.

Walmart và loạt đại gia bán lẻ ở Mexico, Venezuela đến Việt Nam săn hàng Việt

Walmart và loạt đại gia bán lẻ ở Mexico, Venezuela đến Việt Nam săn hàng Việt

Một loạt nhà bán lẻ hàng đầu khu vực Mỹ la tinh cho biết sẽ đến Việt Nam tìm nhà cung cấp thuộc nhiều ngành hàng như thực phẩm, quần áo, giày dép, đồ điện gia dụng…

Giá dầu tăng, vàng cao kỷ lục, chứng khoán giảm sau khi Israel tấn công Iran

Giá dầu tăng, vàng cao kỷ lục, chứng khoán giảm sau khi Israel tấn công Iran

Giá dầu ở châu Á tăng hơn 3% hôm nay 19/4 sau khi có tin Israel mới không kích một căn cứ quân sự của Iran để trả đũa. Vụ đáp trả của Israel có thể đẩy Trung Đông lún sâu hơn vào xung đột.