Cưỡi xe máy, bắt châu chấu, đút túi tiền triệu mỗi đêm
1 giờ sáng, khi màn đêm đang bao phủ trên các cánh đồng thì những “thợ săn” bắt đầu chuẩn bị dụng cụ để hành nghề. Dụng cụ "săn" chấu khá đơn giản: những chiếc vợt tay có đường kính miệng rộng khoảng 60cm, cán dài khoảng 1m; hai chiếc vợt gắn hai bên hông xe máy.
Để vợt được châu chấu suốt mấy giờ đồng hồ không hề đơn giản vì phải có sức khỏe và phải quen tay.
Anh Nguyễn Cao Cường có thâm niên làm nghề bắt châu chấu đã 4 năm nay, cho biết: “Nghề bắt châu chấu ở Hoàng Mai có khoảng 6 năm nay. Cứ đến mùa là cả làng chúng tôi cùng đi bắt châu chấu. Châu chấu có giá thất thường, đầu mùa có thể lên đến 80.000 đồng/kg, còn trung bình giá thường từ 20.000 – 50.000 đồng/kg. Mỗi đêm, vợ chồng tôi thường bắt được khoảng 50kg, trừ chi phí cũng bỏ túi được hơn 1 triệu đồng”.
Chị Hồng cười tươi với "chiến lợi phẩm" của một đêm cật lực bắt châu chấu.
Mặc dù có thể kiếm được tiền triệu mỗi ngày, nhưng nghề săn châu chấu cũng có thể gặp nhiều nguy hiểm. “Săn châu chấu thường vào những lúc rạng sáng nên trời tối mịt, rơm rạ lại phủ trên đồng nên mỗi khi chạy xe rất dễ xảy ra tai nạn nếu gặp đá hay ổ voi” – chị Nguyễn Thị Hồng, vợ anh Cường chia sẻ thêm.
Được tiền tỷ nhờ xem... chim công múa
Một lần cùng bạn đến Vườn thú Hà Nội, mắt Nguyễn Đình Quỳnh (Long Xuyên, Kinh Môn, Hải Dương) như bị thôi miên bởi điệu vũ của loài công. Con công đực dài đến hơn 2 m trong đó riêng bộ lông đuôi đã chiếm cỡ 1,5 m, xòe ra cụp vào, lượn lên, lượn xuống lúc khoan, lúc nhặt...
Chàng trai này mới ba mươi tuổi nhưng rất mê những vật nuôi dị thường như nhím, trĩ, ngỗng trời. Lãi có mà lỗ cũng không ít để đến khi bén duyên với công trong một sự tình cờ. Hiện nay, anh Quỳnh sở hữu tổng số công trong trại gồm 30 con bố mẹ, 40 con non, tính sơ sơ đã trị giá bạc tỷ. Đàn công đem lại cho Quỳnh mỗi năm khoảng 300-400 triệu lãi và không bao giờ đủ hàng để bán.
Ở vùng Tứ giác Long Xuyên (Kiên Giang) có một nông dân từ nhỏ chuyên đi chăn trâu mướn nay đã có trong tay cả một trang trại trâu, bò, giá trị lên đến cả tỷ đồng. Anh nông dân đó chính là Đoàn Văn Liêm, ở ấp Khánh Hòa, xã Tân Khánh Hòa, huyện Giang Thành – Kiên Giang. Người dân trong xóm quen gọi anh với cái tên mộc mạc "Út trâu”. “Út trâu” nổi tiếng mấy chục năm nay ở nơi này bởi cách làm giàu.
Đến nay đã có hơn 10 hộ trong xã được anh cho mượn trâu nuôi theo cách này. Anh cũng đang mở rộng cho nhiều hộ nghèo nuôi hơn nữa để bà con có điều kiện vươn lên. Hiện nay anh Út thành lập trang trại 2 ha để chăn nuôi thả trâu.
Chi tiền triệu “chơi” với... rắn hổ mang, thu bạc tỷ
Từ gần 10 triệu đồng tiền vốn, sau 7 năm đầu tư nuôi rắn hổ mang, anh Hoàng Văn Nam (28 tuổi, thôn Hưng Định, xã Sầm Dương, Sơn Dương, Tuyên Quang) đã có trang trại trị giá gần 1 tỷ đồng.
Anh Nam là một trong những người đầu tiên ở địa phương mạnh dạn đầu tư chuồng trại nuôi rắn.
Với số vốn ngót 10 triệu đồng ban đầu vay mượn từ người thân quen, anh Hoàng Văn Nam đã mạnh dạn đầu tư chuồng trại, mua rắn hổ mang về nuôi. Hiện nay anh Nam đã gây dựng thành công mô hình nuôi rắn hổ mang, thu nhập mỗi năm lên tới vài trăm triệu đồng.
Xem "Tây Du Ký", quyết trồng được dưa hấu, bưởi hồ lô... thu về tiền tỷ
Một lần tình cờ nằm hóng mát trong vườn, ông Thành thấy một trái bưởi mắc kẹt giữa 2 nhánh cây, với hình thù khác lạ. Hái xuống ăn thử, ông cảm nhận vị ngon của quả bưởi “khác thường” đó và ông nảy sinh ý tưởng làm giàu từ loại quả này. Đúng vào thời điểm này, trên truyền hình đang chiếu bộ phim "Tây Du Ký", hình dáng quả hồ lô trong phim đã cuốn hút ông.
Ông Thành bên những quả bưởi hồ lô in chữ Tài- Lộc. Ảnh: citinews.
Từ đó, ông Thành bắt tay tạo ra 3 hình mẫu cho quả bưởi từ hình vuông, hình con gấu và hình hồ lô lần lượt ra đời. Tuy nhiên, sau này ông chọn hình quả bưởi hồ lô có 2 chữ Tài- Lộc nổi trên bề mặt, vì các hình kia không có ý nghĩa gì trong mâm ngũ quả.
Không dừng lại ở đó, ông Thành còn “hô biến” những quả dưa hấu bình thường thành những quả dưa hấu hồ lô màu vàng rực phục vụ Tết. Với 1,2ha trồng 2 loại quả này, bình quân doanh thu của ông đạt hơn 1 tỷ đồng/năm.
Thất nghiệp, đi xin... phân lợn và thành ông chủ vườn hoa tiền tỉ
Vốn công tác trong nhà máy dệt, sau khi công ty phá sản, giám đốc đi tù, bản thân thất nghiệp, anh Nguyễn Tuấn Phương (phường Trần Tế Xương, TP. Nam Định, tỉnh Nam Định) chuyển sang hành nghề… xin phân lợn
Sáng sáng anh lấy những thùng thuốc nhuộm cũ đi khắp các hộ gia đình chăn nuôi trong vùng xin đặt, chiều lại làm một vòng thu phân về. Chất thải chăn nuôi ấy được đem ủ để trồng những loại hoa truyền thống như cúc, thược dược, hải đường… Khu vườn chỉ hơn 100m2 nhưng có giá tiền tỉ.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.