Ninh Bình: Con đặc sản này ai cũng thèm, nhưng ở đây nó chạy đầy đồng, vơ 1 cái được cả nắm

Phạm Quân Chủ nhật, ngày 01/08/2021 18:45 PM (GMT+7)
Con cáy là đặc sản, ở đâu cũng thế. Dọc theo các vùng đất bãi chạy dọc theo con sông Đáy của huyện Kim Sơn (tỉnh Ninh Bình) vào mùa này, đi đến đâu cũng thấy cáy bò lổm ngổm dưới chân ruộng...
Bình luận 0

Clip: Huyện Kim Sơn, vùng đất trù phú, con cáy đặc sản sinh sôi nhiều đến mức dùng tay vơ một phát là bắt được cả nắm. Video: Phạm Anh.

Đặc biệt vào mùa cày bừa loài cáy còn chen nhau tìm chỗ trốn. Người bắt cáy chỉ cần dùng tay không cũng dễ dàng bắt được.

Vùng đất trù phú, người dân biết cách giữ chân con đặc sản

Nhắc tới huyện Kim Sơn, người ta biết đến ngay đây là vùng đất ven biển có phù sa màu mỡ, lại là huyện duy nhất giáp biển của tỉnh Ninh Bình. 

Huyện Kim Sơn có độ cao trên mực nước biển khoảng 0,6m, lại có nhiều cửa sông, đầm phá, bãi bồi ven sông - đây là môi trường thích hợp cho cáy sinh sống và sinh sôi "con đàn cháu đống".

Con cáy ở huyện Kim Sơn phân bố chủ yếu dọc theo con sông Đáy ra tới cửa biển. Đặc biệt những nơi có diện tích bãi bồi lớn, cáy sinh sống ở đó vô cùng nhiều. 

Trong số các địa phương có con cáy sinh sống phải kể đến một số xã có diện tích đất bãi lớn như: Hùng Tiến, Như Hòa, Quang Thiện, Kim Tân....

Nơi đây đã hình thành nghề đánh bắt cáy từ vài chục năm nay. Bắt cáy, bẫy cáy cũng là nghề kiếm thêm thu nhập của nhiều hộ gia đình.

Ninh Bình: Đặc sản dân phố ai cũng thèm, nhưng ở đây lại chạy đầy ngoài ruộng, dùng tay vơ cũng không xuể - Ảnh 2.

Con cáy sinh sôi và phát triển mạnh dọc theo con sông Đáy, con sông giàu phù sa ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Ảnh: Phạm Anh.

Do được khai thác hợp lý, môi trường sống được đảm bảo còn sạch, an toàn nên đàn cáy ở đây sinh sôi nảy và mang lại nguồn thu bền vững cho người dân suốt bao năm nay. 

Cáy ở triền sông, bãi bồi ở huyện Kim Sơn nhiều vô cùng. Cảnh cáy chạy nghe rào rào ở dưới các chân ruộng vẫn giống như ở nhiều nơi hàng chục năm về trước

Đi đến đâu cũng thấy từng đàn cáy bò lổm ngổm dưới chân ruộng.

Theo những người dân ở đây cho biết, loài cáy rất nhát và chạy rất nhanh. Bình thường "ăn uống rôm rả, ngắm trời ngắm đất ngắm mây" từng đàn là thế. Nhưng hễ thấy bóng người là tranh nhau chui vào hang đã đào sẵn trước đó. 

Chính vì vậy, vào các hôm cày bừa, cáy không còn hang để chạy vào nên đã chạy hết vào trong bờ trốn. Mọi người phải căng nilong lại để ngăn cho chúng khỏi bò sang ruộng nhà hàng xóm.

Nhìn đàn cáy hàng nghìn con dồn lại ven bờ, bò lổm ngổm ai cũng không khỏi trầm trồ ngạc nhiên, vì hiếm khi nhìn thấy cảnh tương này. 

Lúc này không phải dùng bẫy để bắt nữa, có thể dùng tay không cũng vơ được cả , bắt cáy dễ như ăn kẹo.

Vào những ngày như vậy, mọi người sẽ bắt được cáy bắt được nhiều cáy hơn các ngày bình thường, có thể bắt được tới vài chục kg cáy/ngày, thâm chí là có thể hơn nếu người ta muốn. 

Nhưng bà con ở đây chỉ khai thác cáy ở sản lượng vừa phải, tránh đánh bắt cạn kiệt, khai thác luôn đi đôi với bảo tồn.


Ninh Bình: Đặc sản dân phố ai cũng thèm, nhưng ở đây lại chạy đầy ngoài ruộng, dùng tay vơ cũng không xuể - Ảnh 3.

Tận dụng nguồn lợi thủy hải sản, trong đó có con cáy phong phú, bà con sống gần đây đã khai thác nguồn lợi này suốt hàng chục năm qua. Ảnh: Phạm Anh.

Nhờ cách làm này, mà con cáy nhiều năm vẫn sinh sôi phát triển, dù thiên nhiên có biển đổi, khắc nghiệt hơn trước nhưng đàn cáy vẫn phát triển tốt ở nơi đây.

Đặc biệt, bà con ở đây bảo nhau giữ gìn lộc trời ban tặng. Bà con nông dân trồng cấy không dùng thuốc trừ sâu hay các loại chất hóa học làm ảnh hưởng tới môi trường. 

Cùng nhau bảo tồn môi trường sống cho con cáy, con tôm, con rươi ... phát triển, cũng là giữ lấy cần câu cơm cho mình. Ai cũng nghĩ như thế.

Chính vì vậy, suốt bao nhiêu năm qua, nguồn lợi thủy hải sản, trong đó có con cáy ở huyện Kim Sơn vẫn còn dồi dào, mang lại cuộc sống ấm no cho bao hộ dân.

Ninh Bình: Đặc sản dân phố ai cũng thèm, nhưng ở đây lại chạy đầy ngoài ruộng, dùng tay vơ cũng không xuể - Ảnh 4.

Huyện Kim Sơn (tỉnh Ninh Bình)-Vùng đất trù phú, được thiên nhiên ban tặng nguồn lộc trời đồi dào. Ảnh: Phạm Anh.

Khai thác lộc trời cho, nông dân ở đây kiếm tiền triệu mỗi ngày

Khi con cáy trở thành đặc sản, bao năm nay, cái nghề săn bắt cáy đã trở thành kế sinh nhai, mang lại nguồn thu nhập chính cho bao nhiêu hộ gia đình nơi đây.

Thậm chí nhiều xã, có nguyên cả xóm chuyên đi săn bắt cáy và đây là nghề mang lại thu nhập chính cho gia đình họ. 

Mùa đánh bắt cáy bắt đầu ra ngoài tháng giêng cho đến tháng 8 (âm lịch), năm nào thời tiết lạnh muộn thì thời gian khai thác có thể được thêm vài tháng nữa.

Theo một thương lái chuyên đi thu mua cáy ở huyện Kim Sơn cho biết, cáy được đánh bắt nhiều nhất là các xóm dọc con đê sông Đáy của các xã như Quang Thiện, Như Hòa, Hùng Tiến. 

Ba xã này có diện tích đất bãi lớn nhất, các hộ dân sống gần đó thuê lại để khai thác nguồn lợi thủy hải sản, trong đó có nghề bắt cáy, bẫy cáy.

Ninh Bình: Đặc sản dân phố ai cũng thèm, nhưng ở đây lại chạy đầy ngoài ruộng, dùng tay vơ cũng không xuể - Ảnh 5.

Nhiều hộ sống bằng nghề săn bắt cáy có thu nhập lên đến tiền triệu mỗi ngày, giúp cuộc sống khấm khá hơn trước.

Sản lượng đánh bắt được tùy thuộc vào diện tích đất bãi của gia đình đó, hộ nhiều có thể khai thác được hàng chục kg cáy mỗi ngày, còn hộ nào ít cũng phải được dăm ba kg.

Năm nay, dù bị ảnh hưởng từ dịch Covid -19 nhưng giá cáy vẫn giữ ở mức cao, đầu ra lại ổn định. Cáy sau khi được đánh bắt về sẽ được thu mua tại nhà với giá từ 60.000 - 70.000 đồng/kg.

Với mức giá này thì nhiều hộ có thể kiếm tiền triệu mỗi ngày nhờ săn bắt cáy.


Ninh Bình: Đặc sản dân phố ai cũng thèm, nhưng ở đây lại chạy đầy ngoài ruộng, dùng tay vơ cũng không xuể - Ảnh 6.

Cáy sau khi bắt về sẽ được nhặt sạch sẽ cho vào trong túi cước, chờ thương lái đến thu mua. Trong ảnh một em bé tranh thủ nghỉ hè giúp bố mẹ rửa cáy. Ảnh: Phạm Anh.

"Nhiều hộ có diện tích đất bãi lên tới vài ha, ngày nào được nhiều cũng phải vài chục kg cáy, ngày ít thì cũng gần chục kg. Con cáy này mang đến nguôn thu nhập ổn định cho những hộ sống bằng nghề này, nhiều hộ đã giàu lên từ con cáy" - vị thương lái này tiết lộ.

Sau khi hết vụ cáy, bà con ở đây lại tiếp tục khai thác vụ rươi trong năm, rươi tuy giá trị kinh tế cao nhưng lại may rủi. Có năm được năm không, năm được có nhà trúng vài trăm triệu là chuyện bình thường.

Ninh Bình: Đặc sản dân phố ai cũng thèm, nhưng ở đây lại chạy đầy ngoài ruộng, dùng tay vơ cũng không xuể - Ảnh 7.

Công việc săn bắt cáy bắt đầu từ tháng giêng cho đến hết tháng 9 (âm lịch), khi gió may xuống nó cáy trốn trong hang ngủ đông.

Đặc sản khiến dân thành thị, ai thấy cũng thèm

Cáy hay còn được gọi là cua càng đỏ, chúng có mùi hôi nhẹ đặc trưng của loài, thuộc phân bộ Galasidae là các loại thuộc họ cua đất. Cáy cũng có nhiều loại cáy đỏ càng, cáy gió, cáy đen, cáy lông…

Loài cáy đỏ còng rất dữ, cứ hễ có động là giơ càng để giao chiến. Cáy mà hay dùng làm thực phẩm, nấu canh thơm ngon thường là con cáy nâu vì cáy nâu thịt chắc có giá trị dinh dưỡng cao. 

Ngoài ra, cáy còn làm ra thứ nước chấm sóng sánh hơi ngả hồng, thơm đậm mà chỉ cần ăn một lần là nhớ mãi, thứ nước chấm đồng quê đó làm đốn tim bao người dân thành thị. Đó là mắm cáy.

Ninh Bình: Đặc sản dân phố ai cũng thèm, nhưng ở đây lại chạy đầy ngoài ruộng, dùng tay vơ cũng không xuể - Ảnh 8.

Từ lâu con cáy đã trở thành đặc sản từ miền quê cho đến thành thị, do cáy vừa sạch vừa ngon.

Thịt cáy ngọt nên người ta có thể nấu canh, làm mắm cáy ăn dè quanh năm. Trứng cáy có thể rang khô bỏ lọ ăn một tuần. Canh cáy nấu để nguội không có vị tanh như canh cua nhưng canh cáy có vị nồng tự nhiên rất đễ nhận biết.

Cáy rất giàu protid; lipid; Ca; P; Fe; vitamin B1; B2; PP; B6… Theo Đông y, cáy gần giống con cua, "có vị mặn, mùi tanh, tính hàn, hơi độc, tác dụng bổ khí huyết, liền gân xương, thông huyết mạch, trừ nhiệt tà, sang thương huyết ứ...

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem