Nỗi niềm ẩn giấu sau các tác phẩm nghệ thuật của các nghệ sĩ nổi tiếng

Minh Khánh (lược dịch BBC) Thứ năm, ngày 20/08/2015 17:23 PM (GMT+7)
Nhà phê bình nghệ thuật Aindrea Emelife đã chọn từ những tác phẩm nghệ thuật có lịch sử hơn 500 năm cho đến nay để đánh giá những cách nghĩ khác nhau về tuổi trẻ qua lịch sử nghệ thuật.
Bình luận 0

img

Bức tượng David nổi tiếng của họa sĩ, nhà điêu khắc, kiến trúc sư nổi tiếng thời kỳ Phục hưng Ý – Michelangelo (1501-1504). Đây là biểu tượng cuối cùng của thời kỳ Phục hưng, là hình ảnh thu nhỏ vẻ đẹp và tuổi trẻ của một người đàn ông. Người anh hùng Kinh Thánh David được giới thiệu ở đây với hình ảnh của một người đàn ông trẻ tuổi, có mái tóc xoăn của mình và vóc dáng khỏe mạnh. Nhà điêu khắc Michelangelo chỉ mới 26 tuổi khi ông sáng tạo ra David. Ông là một nhà điêu khắc tuyệt vời và có đầy sự hăng hái của tuổi trẻ để chứng minh tài năng của mình với tác phẩm này.

img

Tác phẩm Las Meninas, bức tranh vẽ năm 1656 bởi Diego Velázquez, họa sĩ hàng đầu của Thời hoàng kim Tây Ban Nha. Tác phẩm dịch theo tiếng Tây Ban Nha là “Người giúp việc danh dự” hay đơn giản là “Các thị nữ”. Bức tranh cho thấy một căn phòng lớn trong cung điện Madrid của vua Philip IV của Tây Ban Nha. Nàng công chúa trẻ được bao quanh bởi một đám người giúp việc, người hộ tống, vệ sĩ, người lùn và một con chó. Infanta Margarita, con gái của vua Philip IV vào thời điểm đó mới 5 tuổi. Tuy nhiên, ánh mắt cô nhìn chằm chằm ra ngoài xa khiến người xem cảm nhận sự lãnh đạm, buồn chán với thế gian. Thời kỳ này, các tác phẩm miêu tả trẻ em như những người lớn thu nhỏ với những tư thế nghiêm nghị.

img

Tác phẩm “La Poupee” (Búp bê) - (không rõ thời gian) của nghệ sĩ người Đức Hans Bellmer. Tác phẩm của nghệ sĩ theo trường phái siêu thực truyền tải những lỗi lo ngại về khát khao dục vọng tuổi dậy thì. Các tác phẩm của ông có nhiều hình dạng, thường thách thức tính logic của giải phẫu học và các chuẩn mực trong xã hội. Tác phẩm này là hình ảnh đáng lo ngại về một cô gái trẻ khỏa thân, bị mất chân và bóp méo.

img

Bức tranh “Thérèse” (1938) của Balthus – một họa sĩ người Pháp. Năm 1936, họa sĩ Balthus bắt tay vào vẽ một loạt các bức tranh về cô bé Thérèse Blanchard, người hàng xóm 11 tuổi của ông khi ông sống ở Paris. Người nghệ sĩ đã đam mê miêu tả lại sức sống của tuổi trẻ qua các tác phẩm. Các tư thế tạo dáng của cô gái có một sự vụng về trẻ con (chân ghếch nhưng không phải kiểu khiêu khích đầy nhục dục) cho thấy sự ngây thơ của tuổi dậy thì. Họa sĩ Balthus có vẻ là một người đồng cảm với người trẻ và chia sẻ cái nhìn sâu sắc của mình.

img

Tác phẩm “Juan Gris Cockatoo number 4” (1953) của Joseph Cornell. Các tác phẩm của Cornell được ví như ma thuật, những giấc mơ và bí mật. Cornell đã đưa trí tưởng tượng thời thơ ấu tuyệt vời của mình lên các tác phẩm. Hầu hết các công trình nghệ thuật đặc trưng của Cornell là tập hợp đóng hộp được tạo ra từ các đối tượng tìm thấy. Mỗi hộp nhỏ tinh xảo với sự sưu tầm của người nghệ sĩ khá giống với những kinh nghiệm thời thơ ấu, chứa đựng sự phấn khích như trẻ con khi thu thập và phân loại những thứ như tem, búp bê Barbie, tiền xu

img

Maman (1999), tác phẩm nghệ thuật ngoài trời mô phỏng một con nhện khổng lồ của nhà điêu khắc người Mỹ gốc Pháp, Louise Bourgeois. Tác phẩm điêu khắc hình nhện của bà có nguồn cảm hứng từ thời thơ ấu ở Pháp, nơi cha bà đã ngoại tình với người bảo mẫu của bà, trong khi mẹ bà đã chối bỏ không chịu nhìn nhận điều đó. Toàn bộ tác phẩm nghệ thuật của Louise Bourgeois là sự cảm nhận cá nhân sâu sắc và cảm động, có hình ảnh về thời thơ ấu của và sự buồn vui lẫn lộn của con người.

img

Loạt ảnh “Dorian Gray” (chụp năm 2001) của Yinka Shonibare MBE. Trong loạt ảnh này, nghệ sĩ đã đề cập đến tác phẩm văn học cùng tên của nhà văn Oscar Wilde. Giống như câu chuyện, một người đàn ông trẻ tuổi, đẹp trai đã lựa chọn đánh mất linh hồn của mình để giữ sự trẻ đẹp, cùng với nó, bức chân dung cho thấy tất cả dấu hiệu của sự lão hóa cũng như sự tồi tệ của nhân vật. Các bức ảnh của Shonibare cho thấy các nghệ sĩ cũng như Dorian Gray, đối đầu với sự biến dạng của mình trong gương. Đó là một khuôn mẫu khử văn hóa giới trẻ hiện đại. Nhưng nó cũng nói lên một ước muốn được sống trẻ và liều lĩnh mãi mãi.

img

Tác phẩm “Can’t Wait ‘til the Night Comes” của nghệ sĩ Yoshitomo Nara. Phong cách vẽ tranh theo kiểu hoạt hình của Yoshitomo Nara dễ nhận ra với hình ảnh những đứa bé trông ngổ ngáo với đầu to và mắt lồ lộ. Tác phẩm của Yoshitomo Nara thường thể hiện qua các chủ đề như hoài niệm đau buồn hay sự suy đồi của xã hội. Có lẽ nỗi ám ảnh về tuổi thơ và khát khao đi tìm chút gì thơ ngây bị kìm nén trong một nỗi cô độc hết sức người lớn luôn ẩn chứa trong tác phẩm của nghệ sĩ này.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem