Nông dân Đồng Tháp Mười ùn ùn “xé rào” nuôi tôm, bất chấp hệ lụy

Trần Đáng Thứ sáu, ngày 01/11/2019 12:57 PM (GMT+7)
Nông dân khu vực Đồng Tháp Mười đang ùn ùn “xé rào” nuôi tôm thẻ chân trắng, nguy cơ phá vỡ quy hoạch vùng chuyên trồng lúa, gây ô nhiễm môi trường…
Bình luận 0

Ông Lâm Hòa Xứng – Chủ tịch UBND huyện Mộc Hóa (Long An) cho biết, chiều nay (1/11), Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở NNPTNT tỉnh Long An sẽ có buổi làm việc với UBND huyện Mộc Hóa – một trong những huyện có tình trạng nuôi tôm, để tìm hướng giải quyết việc nông dân “xé rào” nuôi tôm.

img

Một khu vực nuôi tôm thẻ chân trắng ven kênh 79 (ấp 7, xã Tân Lập, Mộc Hóa)

“Huyện đang cho kiểm tra lại các hộ nuôi tôm. Quan điểm của huyện là với những hộ đã đào ao nuôi tôm thì hướng dẫn xử lý, đảm bảo môi trường trong khi nuôi. Còn từ nay nếu hộ nào phát sinh nuôi tôm sẽ xử lý nghiêm, không cho nuôi tôm” - ông Xứng khẳng định.

Theo bà Nguyễn Thị Phương Khanh – Phó Giám đốc Sở NNPTNN tỉnh Long An, việc để xảy ra tình trạng bà con nông dân ở Đồng Tháp Mười “xé rào” nuôi tôm thẻ chân trắng trách nhiệm lớn thuộc về chính quyền địa phương.

“Nếu chính quyền địa phương không siết chặt quản lý thì sở ngành liên quan khó mà chấn chỉnh tình hình” - bà Khanh nêu quan điểm.

Trước đó, trước tình trạng nông dân Đồng Tháp Mười đổ xô đào ao nuôi tôm thẻ chân trắng có khả năng phá vỡ vùng quy hoạch, gây ô nhiễm môi trường, Chủ tịch UBND tỉnh Long An Trần Văn Cần yêu cầu ngành nông nghiệp phối hợp với các địa phương đang diễn ra tình trạng này nhanh chóng và cương quyết xử lý.

img

Một ao tôm đang hình thành chuẩn bị thả giống.

Theo Sở NNPTNT tỉnh Long An, hiện nay, người dân vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh đang đổ vốn, đào ao nuôi tôm thẻ chân trắng. Cụ thể, theo ghi nhận hiện diện tích thả nuôi tôm đã lên đến gần 37ha tại các huyện Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Thạnh Hóa  và Mộc Hóa.

Hiện các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng tại đây đã đầu tư ao nuôi, ao lắng. Nguồn nước sử dụng chủ yếu là nước giếng khoan tầng nông, độ mặn 4-6 phần ngàn. Quá trình nuôi có sử dụng muối ăn để xử lý mầm bệnh, tăng độ mặn.

Theo ghi nhận, tuy các hộ chưa xả nước ao tôm trực tiếp ra môi trường tự nhiên, nhưng khu vực xả thải có bờ bao thấp, gia cố sơ sài có thể rò rỉ ra bên ngoài hoặc ngập tràn vào mùa mưa, lũ.

Theo UBND xã Tân Lập (huyện Mộc Hóa), hiện trên địa bàn có 7 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng với diện tích lên đến gần 20ha.

img

Nếu không kiểm soát  được tình hình nuôi tôm, nhiều khả năng vựa lúa Đồng Tháp Mười sẽ bị phá vỡ.  

Chủ tịch UBND xã Tân Lập Lê Văn Phân cho biết, sau khi nắm được số hộ và diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng, UBND xã lập biên bản trường hợp vi phạm, khuyến cáo người dân cần thận trọng, cân nhắc việc nuôi thả tôm thẻ chân trắng. Đồng thời, báo cáo lên UBND huyện Mộc Hóa để có biện pháp chỉ đạo xử lý.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem