Nông dân học làm bác sĩ thú y

Thu Hà Thứ năm, ngày 05/02/2015 10:14 AM (GMT+7)
Biết chẩn đoán, cách phòng và điều trị các bệnh thường gặp trên gia súc, gia cầm... Đó là yêu cầu mà các học viên được trang bị tại lớp học trung cấp nghề chăn nuôi thú y mở tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
Bình luận 0

Lớp học này do Hội ND huyện Sóc Sơn phối hợp với Chi cục Thú y thành phố Hà Nội, Trường Trung cấp nghề, Hội NDVN tổ chức.

Giảm rủi ro, tăng thu nhập

Chị Vương Thị Tám (thôn Vệ Linh, xã Phù Linh) chia sẻ: “Năm 2013, đàn lợn 20 con của gia đình tôi bị bệnh, tôi phải nhờ thú y viên của thôn đến tiêm. Lợn bị bệnh do khuẩn E.coli, nhưng thú y thôn lại chẩn đoán và tiêm thuốc trị bệnh tai xanh. Sáng tiêm xong, đến chiều chết luôn 4 con lợn (mỗi con tầm 20 - 30kg), những con còn lại cũng suýt chết. Từ đó tôi “cạch” luôn thú y viên đó”.

img
Học viên được giáo viên hướng dẫn thực hành chữa bệnh cho chó. 
Sau lần ấy, chị Tám lên Chi cục Thú y TP.Hà Nội trau dồi kiến thức, rồi tham gia đầy đủ các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi do hội ND huyện, xã tổ chức. Học đến đâu, chị áp dụng luôn vào đàn vật nuôi của gia đình nên tay nghề được nâng cao, thu nhập được cải thiện rõ rệt. Hiện tại với 5 con lợn nái, chị chủ động được con giống, mỗi năm xuất bán hơn 20 tấn lợn hơi, chị Tám có lãi khoảng 100 triệu đồng.

 

Ngoài ra chị còn nuôi mỗi năm 3 lứa gà ta thả vườn (500 con/lứa), có thêm khoản thu 50 triệu đồng nữa. Tháng 9.2014, chị Tám được bà con tín nhiệm bầu làm thú y viên của thôn. Khi Hội ND huyện mở lớp trung cấp nghề thú y, chị Tám vẫn hăng hái đăng ký tham gia đầu tiên. “Được đào tạo bài bản, có chuyên môn sẽ là hành trang vững chắc để tôi tiếp tục theo nghề thú y” - chị Tám phấn khởi nói.

Học đến đâu, áp dụng đến đó

Quan điểm

Anh Nguyễn Văn Cường
  Nhờ lớp học nghề này, tôi không còn lo lắng dịch bệnh ảnh hưởng đến đàn lợn, gà... của gia đình và đã tiết kiệm số tiền không nhỏ. Tôi đã có thể tự “bốc thuốc” chữa bệnh và phòng chống dịch bệnh cho chúng rồi. 
Ông Nguyễn Văn Vĩ - Phó Chủ tịch Hội ND huyện Sóc Sơn cho biết: Vài năm trở lại đây người chăn nuôi trên địa bàn đứng trước nhiều khó khăn như giá cả bấp bênh, dịch bệnh thường xuyên bùng phát khiến nhiều hộ có tâm lý bỏ trống chuồng. Việc tổ chức dạy nghề nhằm trang bị cho ND kiến thức để tránh rủi ro trong chăn nuôi

 

Lớp trung cấp nghề thú y khai giảng tháng 10.2014, với 52 học viên. Thời gian học 2 năm. Ngoài lý thuyết, học viên còn được thực hành trên các trang thiết bị, dụng cụ thú y và các trang trại, gia trại chăn nuôi.

Ông Vĩ cho biết, để việc truyền đạt kiến thức đến ND hiệu quả, giáo viên sử dụng máy chiếu. Từ những hình ảnh sinh động, học viên có thể nhớ kiến thức nhanh hơn. Học đến đâu, học viên thực hành đến đó. Học viên được cấp tài liệu, dụng cụ thực hành. Giáo viên ngoài thời gian đứng lớp, còn trao đổi qua điện thoại để giải đáp những thắc mắc của học viên trong quá trình chăn nuôi. Trường hợp học viên thuộc đối tượng chính sách, hộ nghèo được hỗ trợ 100.000 đồng/tháng (cấp đủ 12 tháng/năm). Sau khi hoàn thành khóa học, học viên sẽ được cấp bằng trung cấp hệ chính quy và được giới thiệu đến một số đơn vị mà trường Trung cấp nghề Hội NDVN kết nối để giải quyết việc làm.

Kinh phí đào tạo cho lớp học này được Nhà nước hỗ trợ 100% thông qua Trung ương Hội NDVN theo chương trình đào tạo nghề nông thôn.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem