Nông dân phát sốt với giống chè tím có công dụng phòng ngừa ung thư

Hải Yến Thứ năm, ngày 03/05/2018 13:38 PM (GMT+7)
Gần cả đời ở vùng chè nổi tiếng thuộc xã Tức Tranh, huyện Phú Lương (Thái Nguyên), nhưng ông của ông Phạm Văn Dung đã và đang chọn cho mình hướng đi khác người khi trồng chè tím, một thứ chè biệt dược có công dụng chữa nhiều loại bệnh khác nhau.
Bình luận 0

img

 Ông Dung giới thiệu về giống chè quý mà gia đình mình đang trồng.

Gia đình ông Dung có gần 10.000m2 đất chè thuộc làng nghề chè truyền thống xóm Minh Hợp. Trong đó, ông có 4.000m2 chè Tri 777, 3.000m2 chè Trung du. Diện tích còn lại, ông làm vườn ươm các loại chè giống bán cho người dân.

Ông Dung kể: Cách đây khoảng 4 năm ông đã bắt đầu nhân giống và trồng cây chè tím. Khi chăm sóc hàng nghìn m2 chè trung du thấy có cây chè khác lạ, ngọn non và lá có màu tím, phát triển mạnh hơn với những cây chè khác qua tìm hiểu trên sách báo, ti vi rồi mạng xã hội, cùng với sự giúp đỡ của giảng viên, sinh viên Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên ông biết được cây chè tím có nhiều tác dụng chữa bệnh khác nhau, nên tôi đã nhân giống để trồng.Ban đầu chỉ từ một vài cây mọc xen kẽ với những cây chè trung du trong vườn ông bắt đầu tìm hiểu và nhân cành ra để trồng.

Sau 4 năm kiên trì nhân giống trồng và chăm sóc đến nay diện tích chè tím của gia đình ông Dung đã cho thu hoạch, với năng suất đạt trên 30kg chè búp khô/lứa, với giá bán bình quân từ 400.000 – 500.000 đồng/kg và hàng vạn hom chè tím đang đến kỳ đem trồng.  "Trung bình mỗi năm gia đình tôi thu 6 -7 lứa, tính ra thu nhập cũng đạt mức khá", ông Dung nói. 

Bên cạnh việc nhân rộng giống chè tím này ông Dung còn đầu tư trang thiết thị để sản xuất chè an toàn bằng Inox gồm 3 tôn quay và 2 máy vò chè, đầu tư hệ thống quạt hút khói bụi tại khu chế biến rộng cả trăm m2. Cùng với đó, ông còn đầu tư hệ thống máy sấy và máy nghền đỗ tương, tủ sấy hương, máy hút chân không, máy gắn mép, máy dập chữ số và hạn sử dụng.

Ngoài ra, ông còn đầu tư xây 1 ao với diện tích khoảng hơn 300m2, có nguồn nước mạch sạch liên tục và hệ thống  máy bơm nước tự động để tưới cho chè. 

img

Chè búp tím có ngọn non và lá có màu tím, phát triển mạnh hơn với những cây chè khác.

Hiện nay chè tím của gia đình ông đã có mặt trên thị trường một số tỉnh như Nam Định, Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Bắc Ninh và cả trong miền Nam. Ngoài diện tích chè tím ông Dung còn trồng  hơn 400m2 chè lai được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP với mỗi lứa cho thu hoạch đạt trên 150kg chè búp khô. Bình quân một năm thu 6 lứa chính với tổng khối lượng là hơn 1 tấn chè búp khô. 

Ông Phạm Bình Công - Chủ tịch UBND huyện Phú Lương cho biết, trong lễ hội chè huyện Phú Lương lần thứ Nhất năm 2017 vừa được tổ chức, cá nhân ông Phạm Văn Dung cũng như sản phẩm chè tím của ông đã được Ban tổ chức lễ hội vinh danh.

img

 Ông Dung bên vườn chè tím giống của gia đình. 

"Hiện tại, sản phẩm chè búp tím của gia đình ông Dung đã được nhiều khách hàng trong cả nước đặt mua. Mô hình phát triển chè búp tím của ông Dung không chỉ khẳng định vị thế mũi nhọn của cây chè nói chung trên địa bàn huyện mà góp phần làm phong phú, đa dạng các sản phẩm từ chè", ông Công khẳng định.

Nói về tâm tư nguyện vọng của mình để phát triển cây chè tím ông Dung bộc bạch: Tôi cũng mong muốn làm sao để cây chè tím được nhân rộng hơn và được các ban, ngành hỗ trợ để bà con tăng diện trở thành cây làm giàu ở đất này.

Dược liệu quý phòng ngừa bệnh ung thư
TS.Dương Trung Dũng - Đại học Nông - Lâm Thái Nguyên, chủ nhiệm đề tài “Khai thác và phát triển cây chè trung du búp tím” cho biết, chè búp tím trung du Phú Thọ có đặc điểm riêng là lá chè nhỏ, mỏng, thuôn dài, lá và búp màu tím, mặt trên của lá tím nhạt, sau chuyển thành xanh, mặt dưới tím đậm
Ông Dũng cho biết thêm, có thời gian khi phân tích thành phần hóa học, chúng tôi nhận thấy hàm lượng catechin trong chè tím cao hơn nhiều so với chè xanh. Đây là chất có tác dụng ngăn ngừa, đào thải những kim loại nặng khỏi cơ thế, giúp ngăn ngừa bệnh ung thư; đồng thời, chè còn có tác dụng phối hợp với các loại thuốc khác để giảm kích thước khối u, chống phóng xạ”.

Ngoài ra, chè búp tím còn giàu vitamin C - giúp tăng cường đề kháng, chống ôxy hóa và các gốc tự do, vitamin B - thúc đẩy quá trình trao đổi carbonhydrate, vitamin E - chống ôxy hóa và làm chậm quá trình lão hóa...
“Vài năm trước, ở Thái Nguyên có một giáo viên bị ung thư đại tràng, bệnh viện trả về nhưng đến nay cô ấy vẫn khỏe mạnh, đi dạy bình thường. Cô chia sẻ mỗi ngày chỉ uống 2-3 chén chè búp tím mà không dùng bất kỳ loại thuốc nào” - ông Dũng kể.
Ông Dũng cho hay: Lâu nay bà con các tỉnh trung du thường đun chè búp tím để tắm cho trẻ sơ sinh và rửa vết thương cho phụ nữ mới sinh. Chè trung du búp tím có từ lâu đời, phân bố chủ yếu ở hai tỉnh Phú Thọ và Thái Nguyên, là một trong hai biến chủng của giống chè trung du nên phát triển ổn định, có khả năng thích nghi với đất nghèo dinh dưỡng của vùng đồi, thời tiết khắc nghiệt, khô hạn, sâu bệnh...
Theo TS Dũng, chè búp tím trung du có 43 biến thể khác nhau như: Tím lá, tím búp, cuống tím lá xanh, cả cuống và lá đều tím, tím phớt hồng, tím tía, tím đen nhưng búp nhỏ mỏng, tím đen nhưng búp to mập đốt ngắn...
TS Dũng cho biết, chè búp tím có giá bán khá cao. Trong khi chè trung du loại thường có giá 60.000-70.000 đồng/kg, loại ngon giá 100.000-120.000 đồng/kg thì chè búp tím có giá khoảng 500.000 đồng/kg đối với chè Thái Nguyên và 800.000 đồng/kg với chè Phú Thọ và luôn tiêu thụ hết.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem