Nông sản sạch
-
Không ít con phố ở Hà Nội, chỉ cách nhau một đoạn đã có nhiều cửa hàng bán thực phẩm sạch của nhiều đơn vị khác nhau. Trong cơn khát thực phẩm sạch của người dân, các cửa hàng thực phẩm sạch cũng được mở ra nhiều không kém. Tuy nhiên, trong số các cửa hàng này, có bao nhiêu phần trăm là thực phẩm sạch, có nguồn gốc - người tiêu dùng khó có thể nhận biết được.
-
Trên là chia sẻ của anh Đào Ngọc Nam - người từng sống, làm việc ổn định tại nước ngoài, nhưng với mong muốn “ai cũng được dùng thực phẩm sạch” đã về nước và cho ra đời Chuỗi thực phẩm sạch An Việt (An Việt Food) do anh làm Tổng giám đốc.
-
Chuyển đổi những diện tích trồng atiso, trồng cây dược liệu kém hiệu quả sang trồng rau an toàn, phụ nữ người Dao đỏ ở thôn Sà Xéng (xã Tả Phìn, Sa Pa, Lào Cai) không những thoát nghèo, mà còn có cơ hội làm giàu.
-
Người Dao đỏ ở bản Pước, xã Thổ Bình (Lâm Bình) bảo rằng không đếm được bao nhiêu cái “quăng dao” mới tới được đỉnh núi Khau Mút, chỉ biết để đến được đó phải mất nửa ngày đi bộ. Người đi phải vượt qua dãy núi Kéo Tấu, Kéo Ca, Phia Chẩu - nơi quanh năm sương giăng, mây phủ mới có thể chiêm ngưỡng những cây chè Khau Mút cổ thụ mà tuổi của nó bằng mấy đời người. Vì thế, chè Khau Mút còn được người dân ở đây gọi là chè “3 cực”: Cực sạch, cực ngon và… cực khổ.
-
Gà đồi Yên Thế là sản phẩm mang thương hiệu độc quyền, có chất lượng thịt thơm ngon. Tuy nhiên có nhiều giống gà do bà con tự du nhập, phát triển, chất lượng không cao. Việc lai tạo ra giống gà mang đặc tính, đặc điểm riêng biệt của thương hiệu này đang được chính quyền và người dân địa phương quan tâm.
-
Hội ND và Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Lâm Đồng vừa phối hợp tổ chức Lễ phát động “Xây dựng tuyến đường không rác” và “Phong trào sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp an toàn”. Lễ phát động có sự tham dự của 200 cán bộ, hội viên, nông dân, phụ nữ và đại diện lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lâm Đông và các Sở, ngành liên quan.
-
Xã Thái Bình (Yên Sơn) nổi tiếng được biết đến với hai loại quả đặc sản là na và nhãn. Vụ na và nhãn năm nay, theo ông Trần Việt Hùng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Thái Bình cho biết, tính đến thời điểm này người dân đã thu hoạch được 425 tấn nhãn, 14 tấn na. Hiện tại các thôn trong xã, nhà nhà vẫn tấp nập thu hoạch na, nhãn cung ứng cho thị trường.
-
Vịt bầu Minh Hương vừa được Cục sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Đây là đặc sản riêng có của xã Minh Hương (Hàm Yên) - địa phương được “trời ban” cho dòng suối từ khu rừng đặc dụng Cham Chu chảy qua 25 thôn bản, đã tạo nên thứ đặc sản vịt bầu không nơi nào có được.
-
Hiện nay, qua nhiều thông tin truyền thông, ý thức của người tiêu dùng về thực phẩm sạch đã tăng lên rất nhiều. Xu hướng sản xuất thực phẩm sạch theo đó cũng “nở rộ”.
-
Trong điều kiện khí hậu, thiên nhiên ưu đãi không thua kém gì Đà Lạt, và trồng theo mô hình VietGAP, nhiều loại nông sản của huyện Mộc Châu (Sơn La) đang được thị trường Hà Nội đón nhận như: Su su, bí, cải mèo, khoai sọ... mang về nguồn thu hàng chục tỷ đồng.