dd/mm/yyyy

Ông lão ở Bạc Liêu tóm gọn "thủy quái" vùng Amazon

Mới đây, một ông lão ở Bạc Liêu (ngụ xã Vĩnh Mỹ B, huyện Hòa Bình) bất ngờ bắt được con trê đuôi đỏ (con cá này được xem là thủy quái vùng Amazon) nặng khoảng 15 kg.

Trong lúc tát ao phía sau nhà, ông Hồ Văn Chiến (60 tuổi, ngụ xã Vĩnh Mỹ B, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu) bất ngờ bắt được con trê đuôi đỏ (con cá này được xem là thủy quái vùng Amazon) nặng khoảng 15 kg.

Ông lão ở Bạc Liêu tóm gọn "thủy quái" vùng Amazon - Ảnh 1.

Theo ông Chiến, cách đây 4 năm, ông có mua một con cá có đuôi màu đỏ từ một người dân ở TP Bạc Liêu. Sau đó, ông mang về nuôi chung ao với một số loài cá khác. Đây có thể là con cá trê đuôi đỏ mà tôi mua từ 4 năm trước.

Ông lão ở Bạc Liêu tóm gọn "thủy quái" vùng Amazon - Ảnh 2.

Cá trê đuôi đỏ, hay còn tên gọi khác là cá Hồng Vỹ mỏ vịt, xuất xứ ở Nam Mỹ và được gọi là thủy quái vùng Amazon. Cá có thể đạt trọng lượng lên đến 80 kg, đây là một loài cá cảnh thông thường.

Ông lão ở Bạc Liêu tóm gọn "thủy quái" vùng Amazon - Ảnh 3.

Cá trê đuôi đỏ là 1 trong những loài cá trê to và đẹp nhất sông amazon, chúng góp phần là nguồn sống cho 1 số ngư dân từ thượng nguồn sông Roosevelt đến thác Teotonio. Loài này có tên khoa học là Phractocephalus hemioliopterus.

Ông lão ở Bạc Liêu tóm gọn "thủy quái" vùng Amazon - Ảnh 4.

Cá hồng vĩ mỏ vịt không có màu sắc sặc sỡ và cũng không mang tới nhiều ý nghĩa về phong thuỷ nhưng vẫn được dân chơi cá cảnh chuyên nghiệp ưa thích bởi chiếc mỏ vịt cực độc của nó.

Ông lão ở Bạc Liêu tóm gọn "thủy quái" vùng Amazon - Ảnh 5.

Sở hữu ngoại hình đẹp lạ với thân hình thon dài, lưng bẹp và rộng, cá hồng vĩ mỏ vịt còn có miện rất giống với mỏ vịt. Miệng có 3 cặp râu tủa ra các phía với tác dụng như một loại giác quan giúp chúng dễ dàng di chuyển và cảm nhận môi trường xung quanh. Đầu và miệng cá rất lớn, viền trắng kéo dài từ miệng đến gốc đuôi. Cá hồng vĩ mỏ vịt có dáng bơi chậm rãi, khoan thai, khi trưởng thành còn phát ra những âm thanh như tiếng mèo kêu rất đặc biệt.

Ông lão ở Bạc Liêu tóm gọn "thủy quái" vùng Amazon - Ảnh 6.

Loài cá này có lưng màu xám xanh, bụng trắng kết hợp với màu đỏ nhạt của đuôi và viền vây khá nổi bật. Các vây trên thân cá đều có ngạnh cứng, một đặc trưng của cá da trơn. Sau nhiều năm lai tạo, các chuyên gia đã khiến màu sắc của chúng có nhiều thay đổi, không còn đơn thuần là màu tối đen toàn thân như ở ngoài tự nhiên.

Ông lão ở Bạc Liêu tóm gọn "thủy quái" vùng Amazon - Ảnh 7.

Cá hồng vĩ mỏ vịt rất háu ăn.Chúng thường ăn xác chết ở tầng đáy. Vì kích thước lớn, cá hồng vĩ mỏ vịt được xem là cá thể thao. Người ta nói rằng người bản địa không ăn thịt của cá hồng vĩ mỏ vịt vì có có màu đen.

Ông lão ở Bạc Liêu tóm gọn "thủy quái" vùng Amazon - Ảnh 8.

Tập tính của cá hồng vĩ mỏ vịt hoạt động nhiều hơn vào ban đêm và thường tập trung thành đàn vào ban ngày dưới đáy bể thuỷ sinh hoặc bất kỳ khu vực trú ẩn nào đã chọn. Cá mỏ vịt cảnh hiện đã giảm đi khá nhiều về tập tính sống về đêm nhờ quá trình lai tạo.

Ông lão ở Bạc Liêu tóm gọn "thủy quái" vùng Amazon - Ảnh 9.

Loài cá này rất dễ bị giật mình dù chỉ là sự chuyển động nhẹ của môi trường bên ngoài hoặc bật đèn đột ngột vào ban đêm. Khi sợ hãi, chúng thường di chuyển không xác định và dễ va đập khiến da bị xước. Ngoài ra, cá hồng vĩ cũng dễ bị phai màu nếu vớt lên liên tục, tuy nhiên đây chỉ là hiện tượng nhất thời.

Lưu Thoa