dd/mm/yyyy

Ông Thảo và mô hình trang trại đặc biệt

Vừa chăn nuôi, ông Hà Danh Thảo ở xã Mỹ Tiến, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định vừa kết hợp sản xuất điện phục vụ gia đình và làm phân hữu cơ công nghệ cao.

Năm 2014, gia đình ông Thảo bắt đầu chăn nuôi lợn thịt với quy mô hơn 1.500 con. Với số lượng lợn lớn, gia đình ông đã chủ động xây 2 hầm khí sinh học với thể tích 10.000m3 được phủ bạt HDPE. Tuy nhiên, lượng chất thải quá nhiều khiến cho công trình khí sinh học quá tải, chất thải thừa ứ; nước thải trong hầm biogas rò rỉ ra bên ngoài, gây ô nhiễm môi trường.

Cận cảnh hệ thống máy ép phân của gia đình ông Thảo.
Cận cảnh hệ thống máy ép phân của gia đình ông Thảo.

“Với số lượng lợn trên 1.500 con, mỗi ngày có khoảng 700kg chất thải được đổ thẳng ra ngoài hầm biogas. Do lượng chất thải mỗi ngày một tăng đã làm cho hầm biogas quá tải, rò rỉ nước thải ra bên ngoài, bốc mùi hôi thối, khiến gia đình đau đầu tìm cách xử lý” - ông Thảo nói.

Trong lúc đang gặp khó khăn trong việc xử lý chất thải theo quy trình lắng lọc qua hầm biogas có phủ bạt, thì cuối năm 2018 gia đình ông được Sở NNPTNT tỉnh Nam Định định hướng và hỗ trợ áp dụng công nghệ xử lý chất thải khép kín với tổng trị giá lên đến hàng trăm triệu đồng, gồm máy ép phân, bể chứa nhiều ngăn phục vụ cho máy ép và máy phát điện sinh học.

Theo đó, tất cả chất thải của lợn từ trong chuồng sẽ chảy xuống bể lắng. Khi máy vận hành sẽ hút chất thải, sau đó tách, ép thành nước và phân hữu cơ riêng biệt. Phân khô được đùn ra như những đống mùn nhỏ mịn, khô tơi như mùn cưa, còn nước thải được đổ xuống hầm biogas.

Trung bình, mỗi ngày gia đình ông Thảo hoạt động máy ép phân một lần. Phân sau khi được tách hết nước để trở thành phân hữu cơ sẽ đóng vào bao bì cho hết mùi và xuất bán cho người dân có nhu cầu. Theo tính toán của ông Thảo, với khoảng 700kg chất thải chăn nuôi được thải ra mỗi ngày, sau khi xử lý trang trại thu được hơn 200kg phân khô. Với giá bán 80.000 đồng/tạ, mỗi tháng gia đình ông thu lời thêm khoảng 5 triệu đồng. Nhiều lúc, trang trại không còn phân khô để bán ra ngoài thị trường.

“Nhờ có áp dụng công nghệ mới, gia đình không chỉ đảm bảo được môi trường sạch, tránh được các dịch bệnh nguy hiểm trong chăn nuôi mà còn tạo thêm được nguồn thu từ điện và bán phân cho hiệu quả kinh tế khá tốt” - ông Thảo chia sẻ.

Khu xử lý phân thải dùng làm nguồn phát điện cho gia đình ông Thảo rất hiện đại.
Khu xử lý phân thải dùng làm nguồn phát điện cho gia đình ông Thảo rất hiện đại.
Ông Thảo vận hành máy ép phân hữu cơ tại trang trại của gia đình.
Ông Thảo vận hành máy ép phân hữu cơ tại trang trại của gia đình.
Máy phát điện sinh học đặc biệt đang được ông Thảo vận hành rất hiệu quả.
Máy phát điện sinh học đặc biệt đang được ông Thảo vận hành rất hiệu quả.
Khu vục trang trại được ông Thảo thiết kế rất khoa học, bài bản, tự nhiên.
Khu vục trang trại được ông Thảo thiết kế rất khoa học, bài bản, tự nhiên.
Máy ép của ông Thảo có thể ép phân tươi xử lý thành phân hữu cơ.
Máy ép của ông Thảo có thể ép phân tươi xử lý thành phân hữu cơ.
Trang trại lợn hàng nghìn con của ông Thảo an toàn giữa “bão” dịch tả lợn châu Phi.
Trang trại lợn hàng nghìn con của ông Thảo an toàn giữa “bão” dịch tả lợn châu Phi.

 

Bài, ảnh: Hải Đăng