Tháng 7/ 2013, trong một lần cuốc đất ở vườn nhà mình, ông Yi Shouxiang, một người làm nông ở huyện Thành Khẩu, Trùng Khánh, Trung Quốc đã tìm thấy một thanh đoản kiếm cũ bằng đồng có chiều dài khoảng 26cm. Người nông dân 60 tuổi chất phác này không nghĩ ngợi quá nhiều thế nên ông đã quyết định mài sắc và đánh bóng lại thanh kiếm cổ rồi sau đó sử dụng nó như một… con dao nhà bếp, chủ yếu dùng để thái thịt.
Thanh kiếm cổ 3.000 năm tuổi trong thân phận... con dao làm bếp.
Thanh kiếm cổ này có lẽ sẽ mãi mãi phải chịu “thân phận” của một con dao làm bếp nếu như không có sự xuất hiện của con trai của ông Yi Shouxiang. Anh Yang, trong lần về thăm nhà hồi tháng 3 năm nay, đã phát hiện ra những chi tiết đặc biệt trên “con dao làm bếp” này.
Yang là một sinh viên mới tốt nghiệp khoa sử trường đại học Tổng hợp Trùng Khánh và việc anh để ý đến “con dao làm bếp” thực ra cũng rất tình cờ bởi trong lần về thăm nhà này, Yang muốn tự tay làm cho cha mẹ mình một bữa cơm trước khi trở lại thành phố bắt đầu công việc mới.
Yang, sau đó, đã chụp khá nhiều tấm hình “con dao làm bếp” này và đăng tải nó trên Weibo – mạng xã hội phổ biến nhất Trung Quốc. Rất nhiều ý kiến đã được đưa ra nhưng tựu trung lại, đa số cho rằng đây là một thanh kiếm cổ và có giá trị không-tầm-thường.
Chưa đầy một tuần sau khi Yang đăng tải hình ảnh thanh kiếm cổ này trển Weibo, rất nhiều người đã đổ về nhà anh, trong số này đương nhiên không thiếu những tay “cò cổ vật”. Mức trả giá thanh kiếm cổ mà cha của Yang tìm thấy, có thời điểm lên tới 175.000 USD.
Ông Yi, người đã tìm thấy thanh kiếm cổ nhưng lại dùng nó để làm bếp suốt 5.
Tiền ai chẳng quý nhất là với một gia đình làm nông như nhà Shouxiang. Nhưng sau một cuộc họp gia đình, ông Yi và anh Yang đã quyết định họ cần phải bảo tồn thanh kiếm cổ vì giá trị văn hóa của nó (dù thực sự cả hai cũng không chắc thanh kiếm này có giá trị văn hóa ở mức độ nào).
Đầu tháng 4/2018, Yang và cha mang thanh kiếm đến Văn phòng di tích - văn hóa Trùng Khánh để giao nó cho các chuyên gia bảo tồn và khảo cổ học tại đây. Cục bảo tồn văn hóa Trùng Khánh ngay lập tức tổ chức một nhóm chuyên gia để xác định tuổi đời và giá trị thực của thanh kiếm cổ.
Kết quả thu được ban đầu là vô cùng khả quan, thanh đoản kiếm bằng đồng này hầu như chắc chắn được sản xuất vào thời nhà Chu, tức ít nhất có tuổi đời hơn 3.000 năm. Đây là 1 trong những thành kiếm lâu đời nhất từng được phục hồi trong lịch sử khảo cổ học Trung Quốc.
Các chuyên gia khảo cổ học tin rằng thành đoản kiếm 3000 năm tuổi này được sử dụng từ thời Chu Khang Vương (1020 TCN - 996 TCN).
Lyu Zhiwei, 1 chuyên gia khảo cổ học, thành viên của văn phòng di tích Trùng Khánh, cho biết thanh đoản kiếm bằng đồng này chắc chắn được sử dụng bởi một người có địa vị cao trong triều đình nhà Chu (1122 TCN – 249 TCN).
Việc ông Yi mài sắc thanh kiếm ít nhiều cũng đã làm tổn hại đến một số hoa văn cổ khiến quá trình xác định “thân phận” thanh kiếm trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, kết quả khảo cổ mới nhất cho thấy thanh đoản kiếm này nhiều khả năng được sở hữu bởi một viên tướng thuộc triều vua Chu Khang Vương (1020 TCN-996 TCN), một trong những triều đại thịnh trị bậc nhất nhà Chu.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.