Thứ sáu, 26/04/2024

Phong vị Tết Huế

06/02/2022 6:30 AM (GMT+7)

Phong tục đón Tết cổ truyền là một nét đẹp văn hóa được lưu truyền từ xa xưa trong mỗi gia đình người Việt nói chung và các gia đình người Huế nói riêng. Là kinh đô xưa, người Huế có nhiều phong tục truyền thống tốt đẹp trong ngày Tết được các thế hệ gìn giữ, bảo tồn.

Tết đến, gia đình nào ở Huế cũng lo quét dọn sạch sẽ từ trong nhà ra ngoài ngõ, đặc biệt nơi thờ cúng tổ tiên được dọn dẹp chu đáo. Tiến sĩ Thái Kim Lan ở phường Hương Long, thành phố Huế cho biết, đến bây giờ, người dân xứ Huế vẫn giữ được nét đặc trưng trong gia đình ngày Tết. Tết là dịp người phụ nữ trong gia đình Huế trổ tài nữ công gia chánh. Mâm cỗ Tết dâng lên bàn thờ gia tiên của người Huế được chuẩn bị rất kỹ, gồm mâm hoa quả, mâm bánh ngọt, mâm bánh mặn và mâm thức ăn. Theo Tiến sĩ Thái Kim Lan, truyền thống tốt đẹp trong ngày Tết được người Huế duy trì, gìn giữ từ bao đời nay nên hàng năm, dù có đi làm ăn xa thì đến ngày Tết ai cũng tìm về đoàn tụ với gia đình.

“Đặc biệt nhất vào ngày Tết đó là sự đoàn tụ, đoàn viên và điều đó ở Huế rất rõ rệt. Mọi người trong gia đình ngày 30 Tết là phải về nhà, phải về nhà mẹ, phải về nhà cha. Đoàn tụ gia đình đem tới dấu hiệu của hạnh phúc, để cùng nhau đón chào một năm mới đầy hy vọng và lạc quan” - Tiến sĩ Thái Kim Lan nói.

Phong vị Tết Huế - Ảnh 1.

Mọi nhà làm bánh chuẩn bị Tết.

Gia đình ông Tôn Thất Tùng ở phường Vĩ Dạ, thành phố Huế luôn giữ truyền thống xưa để con cháu noi theo. Ông Tùng cho biết, ngày Tết, việc thờ cúng ông bà, tổ tiên luôn được gia đình ông đặc biệt coi trọng từ việc chuẩn bị bàn thờ chu đáo, thể hiện lòng biết ơn, sự tôn kính của gia đình đối với ông bà, tổ tiên… Những đồ cúng trong ngày Tết là sản phẩm của các làng nghề truyền thống ở Huế như mứt gừng Kim Long, bánh chưng Nhật Lệ, bánh tét làng Chuồn...

Ông Tôn Thất Tùng cho biết việc cúng ông bà trong ngày Tết ở Huế có một ý nghĩa thiêng liêng, giáo dục con cháu lòng biết ơn tổ tiên và các bậc sinh thành: “Tôi thấy rằng mọi nhà trong dòng tộc cũng có cái Tết giống như xưa, trong nhà cũng có bánh chưng, bánh tét đặt lên bàn thờ. Tất cả mọi cái đều vào nếp, luôn luôn ăn sâu vào người dân của Huế rồi”.

Phong vị Tết Huế - Ảnh 2.

Người Huế coi trọng việc thờ cúng trong ngày Tết.

Người Huế rất coi trọng việc thờ cúng trong 3 ngày Tết. Trước Tết là “Cúng ông Táo” vào 23 tháng Chạp. Từ ngày 25 tháng Chạp trở đi, cũng là lúc người Huế bắt đầu lễ “Cúng tổ nghề”. Mỗi phường nghề có một ngày cúng tổ riêng. Sau lễ cúng này, đa phần các nghề tạm ngưng hoạt động để đón Tết.

Trước Tết, các gia đình người Huế tổ chức cho con cháu đi thăm các phần mộ ông bà, thắp hương mời ông bà, tổ tiên cùng về ăn Tết. “Lễ cúng cỗ lên nêu” rước ông bà về ăn Tết của các gia đình thường diễn ra vào ngày 30 Tết. Sau lễ cúng, các thành viên trong gia đình tụ họp bên mâm cơm ngày cuối năm. Tất cả mọi chuyện không vui, không hay trong năm cũ đều được bỏ qua.

Vào thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, người Huế lại có “Lễ cúng Giao thừa”. Lễ cúng diễn ra vào thời khắc chuyển sang năm mới, để cầu xin trời đất phù hộ cho con cháu trong gia tộc một năm mới may mắn. Từ mùng 1 Tết trở đi, mỗi ngày đều phải có mâm cơm cúng ông bà, sau là để các thành viên trong gia đình quây quần, đầm ấm. Kết thúc 3 ngày Tết, nhà nào cũng làm mâm cỗ “cúng đưa”, tiễn ông bà về chốn cũ.

Phong vị Tết Huế - Ảnh 3.

Hương vị trong ngày Tết ở Huế. Ảnh: Mai Thị Trà

Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa cho biết các gia đình không chỉ vui Tết trong gia đình mình mà còn đến nhà thờ của dòng họ để thắp hương, quây quần với con cháu. Với người Huế, mồng 1 họ đi Tết cha, mồng 2 Tết mẹ, mồng 3 Tết thầy. “Ngày 30 Tết là ngày rước ông bà, nhà nào cũng làm một mâm cơm để cúng rước ông bà. Từ ngày rước ông bà cho đến ngày đưa ông bà, bàn thờ của người Huế luôn luôn được hương chong đèn lạng và người ta giả định như bàn thờ mình đang có tổ tiên, ông bà người thân đang về cùng con cháu để đón Tết. Vì vậy suốt trong những ngày Tết đến bữa ăn bao giờ cũng đặt thức ăn lên trên bàn thờ”.

Người Huế thường ít khi ra khỏi nhà trước và sau khi giao thừa để tránh lệ “đạp đất”. Theo quan niệm, nếu người đến “đạp đất” đầu tiên vào sáng mồng 1 Tết là những người nhẹ vía, thì năm đó tài lộc, may mắn sẽ theo đến với gia đình suốt cả năm. Ngày nay, đa phần trong giới trẻ ở Huế thường ra khỏi nhà vào đêm 30 Tết để tham gia các hoạt động vui chơi, chào đón năm mới.

Phong vị Tết Huế - Ảnh 4.

Nấu bánh tét ngày Tết.

Ông Nguyễn Phước Hải Trung - Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế cho biết Tết ngày nay của người dân Huế cũng thừa hưởng phần nào từ những cái Tết trong Hoàng cung xưa: “Tết người Huế có truyền thống phải thờ cúng gia tiên cho tốt, phải thăm bà con và sau đó là thăm những người lớn tuổi, những thầy cô của mình... Bởi vì một năm quần quật vất vả lao động thì ngày Tết là có được khoảng thời gian người ta sống chậm lại và lắng lại làm những việc mà cả năm không làm được”.

Ngày Tết, mọi gia đình ở Huế đều hướng về tổ tiên, ông bà, tri ân công lao của các bậc tiền nhân. Phong tục truyền thống tốt đẹp ấy luôn được các thế hệ gìn giữ, tạo nên bản sắc văn hóa riêng của người Huế và của dân tộc Việt Nam.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đừng chờ giá chung cư giảm sâu hơn

Đừng chờ giá chung cư giảm sâu hơn

Giá chung cư được dự báo khó có thể giảm sâu hơn, diễn biến đi ngang trong ngắn hạn và sẽ phục hồi đà tăng khi thanh khoản cải thiện hơn thời gian tới.

TP.HCM loại bỏ nhiều dự án BT do quá nhiều vướng mắc

TP.HCM loại bỏ nhiều dự án BT do quá nhiều vướng mắc

Do hình thức đầu tư BT (xây dựng - chuyển giao) gặp quá nhiều vướng mắc, TP.HCM quyết định bỏ nhiều dự án BT, chuyển sang hình thức đầu tư khác.

Mê mẩn với mẫu nhà vườn 'chữa lành'

Mê mẩn với mẫu nhà vườn 'chữa lành'

Ngôi nhà được gia chủ ví như một khu nghỉ dưỡng tại gia, là nơi "chữa lành" cho tâm hồn khi mọi không gian được bao quanh bởi cây xanh, đảm bảo sự riêng tư và yên tĩnh.

Chuyên gia: Nếu TP.HCM chặt hơn 400 cây xanh vì metro, phải trồng lại gấp đôi

Chuyên gia: Nếu TP.HCM chặt hơn 400 cây xanh vì metro, phải trồng lại gấp đôi

Ý kiến trên được chuyên gia quy hoạch và kiến trúc đô thị đưa ra sau khi có thông tin chặt hạ hơn 400 cây xanh để làm tuyến Metro số 2 ở TP.HCM

Việt Nam có 2 Cảng hàng không vào Top 100 sân bay tốt nhất thế giới

Việt Nam có 2 Cảng hàng không vào Top 100 sân bay tốt nhất thế giới

Tổ chức Quốc tế Skytrax vừa công kết quả xếp hạng các sân bay trên thế giới năm 2024; trong đó, Việt Nam có 2 Cảng hàng không được vinh danh trong “Top 100 sân bay tốt nhất thế giới” là Cảng HKQT Nội Bài và Cảng HKQT Đà Nẵng.

Bình Dương sẽ thành đầu mối logistics quan trọng của vùng

Bình Dương sẽ thành đầu mối logistics quan trọng của vùng

Bình Dương xem dịch vụ logistics là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển, giai đoạn 2024 - 2030, góp phần chuyển dịch tỷ lệ dịch vụ trong cơ cấu kinh tế năm 2025 đạt 28%.