Đại dịch cúm Tây Ban Nha diễn ra từ năm 1918 - 1919 được đánh giá là dịch cúm tồi tệ nhất trong lịch sử khi khiến 1/3 dân số thế giới (tức khoảng 500 triệu người) nhiễm bệnh. Trong đó, khoảng 50 triệu người tử vong. Trong ảnh là những bé trai đeo trên cổ một túi nhỏ chứa long não bên trong để phòng chống dịch cúm.
Trong những năm tiếp theo, đại dịch cúm Tây Ban Nha khiến quân đội ở nhiều nơi trên thế giới quan ngại. Theo đó, binh sĩ súc miệng với nước muối để tránh nhiễm bệnh. Ảnh chụp tại New Jersy, Mỹ năm 1918.
Một người phụ nữ sử dụng chiếc mặt nạ có thiết kế đặc biệt kết nối với một chiếc máy năm 1919. Nhiều người không biết cỗ máy này có tác dụng phòng ngừa dịch cúm như thế nào.
Người đàn ông ở Anh đeo mặt nạ và tay cầm một bình xịt để phun thuốc khử trùng trong bối cảnh đại dịch cúm diễn ra hết sức nguy hiểm.
Giáo sư Bordier tại đại học Lyon, Pháp tuyên bố cỗ máy này có thể điều trị cho những người bị cảm cúm chỉ trong vài phút. Đích thân ông sử dụng cỗ máy để kiểm tra hiệu quả.
Người dân ở Anh đeo mặt nạ ở mũi để phòng chống đại dịch cúm.
Trong khi đó, người dân ở London, Anh sử dụng mặt nạ chỉ che phần miệng để tránh lây nhiễm dịch cúm năm 1932.
Do đại dịch cúm dễ lây từ người sang người nên trẻ em có nguy cơ lây nhiễm cao. Vì vậy, trẻ em được bảo vệ bằng cách đặt một tấm biển trên người đề nghị mọi người không hôn bé.
Khi đại dịch cúm bùng phát, người dân tin rằng cam là một trong những phương pháp hiệu quả để phòng bệnh. Vì vậy, mỗi ngày họ sử dụng 3 quả cam được cấp phát.