I. Bán độ là gì?
Bán độ là một từ để chỉ hành vi mà các cầu thủ cố tình dàn xếp tỷ số trận đấu theo như thỏa thuận trước đó với người mua độ để nhận tiền hoặc lợi ích nào đó. Hành động này bị lên án mạnh mẽ bởi người hâm mộ bóng đá và bị Luật pháp Việt Nam khép vào tội “Tổ chức đánh bạc” và “Đánh bạc”.
II. Luật pháp Việt Nam xử phạt tội bán độ của cầu thủ như thế nào?
Cầu thủ tham gia trận đấu khi bị phát hiện ra hành vi bán độ sẽ bị kết án vào nhóm tội xâm phạm an toàn công cộng và trật tự công cộng. Cụ thể là tội “Tổ chức đánh bạc” và “Đánh bạc”, hình phạt đối với hai loại tội danh này được quy định tại Điều 321 và 322 Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017. Trong đó Điều luật 321 Tội đánh bạc được quy định như sau:
1. Đối tượng tham gia đánh bạc trái phép dưới mọi hình thức được thua bằng tiền mặt hoặc vật chất có giá trị từ 5 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng hay dưới 5 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi đó hoặc hành vi theo quy định trong Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội danh đã quy định trong Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án cũ mà vẫn vi phạm tiếp thì bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng, xử phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc đi tù từ 6 tháng đên 3 năm.
2. Hành vi bị khép vào một trong những trường hợp sau sẽ bị phạt tù từ 3 năm đến 7 năm:
Được tổ chức với tính chất chuyên nghiệp
Số tiền hoặc giá trị hiện vật dùng để đánh bạc trị giá 50 triệu đồng trở lên
Sử dụng mạng máy tính, mạng internet, mạng viễn thông, các phương tiện điện tử thông minh để phạm tội.
Tái phạm ở mức nguy hiểm
3. Đối tượng bị phạt tiền từ 10 triệu đến 50 triệu:
Quy định tại điều 322. Tội tổ chức gá bạc hoặc đánh bạc.
3.1. Đối tượng tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái phép thuộc một trong số trường hợp sau sẽ bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 300 triệu đồng hoặc bị đi tù từ 1 năm đến 5 năm:
Tổ chức đánh bạc gồm 10 người tham gia đánh bạc trở lên trong cùng một lúc, tổng số tiền hoặc hiện vật dùng để đánh bạc trị giá 5 triệu đồng trở lên hoặc tổ chức 2 chiếu bạc trở lên cùng lúc, tổng số tiền hoặc hiện vật dùng để đánh bạc có trị giá 5 triệu đồng trở lên.
Dùng địa điểm mà mình quản lý hoặc thuộc quyền sở hữu của mình cho 10 người đánh bạc trở lên cùng một thời điểm và tổng số tiền hoặc hiện vật dùng để đánh bạc có giá trị 5 triệu đồng trở lên hoặc cho 2 chiếu bạc trở lên trong cùng một thời điểm mà sử dụng số tiền hoặc hiện vật đánh bạc trị giá 5 triệu đồng trở lên.
Số tiền hoặc vật chất có giá trị dùng để đánh bạc trong cùng một thời điểm là 20 triệu đồng trở lên.
Tổ chức nơi cầm cố tài sản cho đối tượng tham gia đánh bạc, sử dụng trang thiết bị phục vụ việc đánh bạc hoặc chỉ đạo người canh gác, người phục vụ khi đánh bạc, sắp xếp sẵn lối thoát hiểm khi bị vây bắt bất ngờ, dùng phương tiện để trợ giúp cho việc đánh bạc.
Tiếp tục vi phạm trong khi vẫn còn án cũ vi phạm hành chính tại quy định của Điều 322 hoặc hành vi theo quy định tại Điều 321 của Bộ luật này hoặc bị khép về tội này hay tội quy định trong Điều 321 của Bộ luật này.
3.2. Đối tượng bị phạt giam giữ trong tù 5 năm đến 10 năm thuộc một trong các trường hợp sau:
Hành vi có tính chất chuyên nghiệp
Thu lợi bất chính 50 triệu đồng trở lên
Dùng mạng máy tính, mạng internet, mạng viễn thông hoặc các phương tiện điện tử thông minh phạm tội.
Tái phạm ở mức nguy hiểm
3.3. Đối tượng phạm tội có thể bị xử phạt từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng hoặc thu giữ một phần hoặc tất cả tài sản.
Mọi hành vi kích động, rủ rê, lôi kéo người khác tham gia trò chơi thắng thua bằng tiền hoặc vật chất có giá trị dưới bất kỳ hình thức nào đề được khép vào tội “Tổ chức đánh bạc”.
III. Những vụ bán độ gây chấn động làng bóng đá Việt Nam
1. Vụ phản lưới nhà năm 1997 của Lã Xuân Thắng
Khởi nguồn cho những vụ ầm ĩ cá độ đầu tiên là hành động sút bóng vào chính lưới nhà của Lã Xuân Thắng tại giải bóng đá vô địch quốc gia năm 1997. Cú đá phản lưới nhà này đã làm tất cả người hâm mộ ngỡ ngành. Trong trận đấu Công an Hà Nội thắng An Giang 4-3 mùa giải 1997 – 1998, người giữ vị trí trung vệ của đội Lã Xuân Thắng đã bất ngờ tung chân đá bóng vào khung thành đội nhà từ khu vực giữa sân thời điểm phút thứ 90 khi thủ môn Đỗ Thành Tôn đã dâng cao.
2. Tai tiếng bán độ của Quốc Vượng và đồng đội tại SEA Games 2005
Quốc Vượng là cầu thủ chơi ở vị trí tiền vệ của đội tuyển U23 Việt Nam tổ chức giao dịch với trùm cá độ và rủ 6 cầu thủ khác cùng nhau dàn xếp tỷ số để thắng 1-0 trong trận đấu giữa Việt Nam và Myanmar tại SEA Games 2005.
Số tiền Vượng nhận được từ vụ bán độ là 490 triệu đồng và chia cho các cầu thủ là Văn Quyến, Quốc Anh, Bật Hiếu, Châu Lê Phước Vĩnh mỗi người 20 triệu. Riêng Hải Lâm và Văn Phong đã hối hận vì hành vi này nen không nhận tiền từ Vượng.
Vụ án này đã được xét xử sơ thẩm bởi Tòa án Nhân dân TP.Hồ Chí Minh ngày 25/1/2006.
3. Trọng tài nhận hối lộ làm thay đổi kết quả trận đấu
Theo cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, trọng tài Lương Trung Việt đã dàn xếp trận đấu của câu lạc bộ Ngân Hàng Đông Á – Thép Pomina (NHĐA-TP). Lãnh đạo các đội bóng Ngân Hàng Đông Á – Thép Pomina và Tôn Hoa Sen – Cần Thơ đã nhờ Việt quan hệ với các trọng tài và đề nghị họ điều khiển trận đấu theo hướng thiên vị đội bóng của mình.
Cụ thể nguyên giám đốc điều hành câu lạc bộ Ngân Hàng Đông Á – Thép Pomina đã đề nghị lo cho đội bóng này khoảng 5-6 trận có lợi tại giải bóng đá vô địch quốc gia 2004, tiền thưởng cho mỗi trận đấu là 30-50 triệu đồng.
Danh sách trọng tài tham gia vụ bán độ này cùng Việt là Trương Thế Toàn, Phạm Hữu Lộc, Hoàng Thế Dũng và Lê Văn Tú. Ngoài ra Việt còn bồi dưỡng một khoản nhỏ cho các trọng tài khác tham gia trận đấu.
4. Vụ án Trương Văn Dưỡng – Sơn Cao
Vụ án này diễn ra năm 1997 tại giải Vô địch bóng đá các đội mạnh quốc gia, khi đó hai cầu thủ Trương Văn Dưỡng và Nguyễn Phúc Nguyên Chương của đội Hải Quan đã liên kết với Trần Phi Sơn (Sơn Cao) và Trần minh Trung. Ngay sau đó cơ quan chức năng đã triệt phá và bắt được. Cầu thủ Trương Văn Dưỡng đội Hải Quan bị dọa cắt gân chân vì “lật kèo”.
5. Bán độ trước thềm SEA Games 2003
Khoảng thời gian gấp rút chuẩn bị cho SEA Games 22, Vũ Như Thành – đội trưởng đội U23 Việt Nam bị huấn luyện viên Riedi ghi tên vào “sổ đen” bởi nghi án bán độ trong trận khai sân Mỹ Đình, thua Thân Hoa Thượng Hải với tỷ số 1- 2. Trong khi mang băng đội trưởng cầu thủ này cũng dính vào nghi án bán độ Cup JVC.
Kể từ vụ việc trên Liên đoàn bóng đá Việt Nam vẫn phạt cầu thủ ra sân trong 5 năm. Sau khi giải quyết được từ 5 năm xuống 2 năm rưỡi.
6. Bán độ của đội Vissai Ninh Bình
Vòng bảng AFC Cup khán giả đã chứng kiến trận thua 2 – 3 của Vissai Ninh Bình ngày 18/3/2014.
Đặt tiền bạc và lợi ích cá nhân lên trên tinh thần thi đấu thể thao lành mạnh và lòng yêu nước, những vụ cá độ trong làng bóng đá đã nhấn chìm sự nghiệp của các cầu thủ tham gia bán độ và khiến người hâm mộ không ít lần từ bỏ hy vọng với bóng đá nước nhà.
7. 6 cầu thủ Đồng Nai dính chàm
Sáng 29/7/2014, Cơ quan CSĐT tỉnh Đồng Nai đã tống đạt các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can về “Tội đánh bạc và tổ chức đánh bạc” đối với 10 đối tượng, trong đó có 6 cầu thủ thuộc CLB bóng đá Đồng Nai.
Sau khi có kết luật điều tra, TAND tỉnh Đồng Nai tuyên phạt bị cáo Phạm Hữu Phát (27 tuổi, nguyên đội trưởng đội bóng Đồng Nai) 6 năm tù, các bị cáo Trần Văn Ba, Nguyễn Phúc Thuận nhận 3 năm tù cùng tội danh “Đánh bạc” và “Tổ chức đánh bạc”.
Cùng tội danh “Đánh bạc”, Tòa án án cấp sơ thẩm tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thành Long Giang, Nguyễn Đức Thiện, Nguyễn Văn Tương, Hà Nệm Tiến 2 năm tù treo. Bị cáo Đinh Kiên Trung 2 năm 6 tháng tù treo. Riêng bị cáo Trần Đình Hải lãnh 1 năm 7 tháng 20 ngày tù.