Dân Việt

Xoay chuyển phong thủy, 6 triều đại Trung Quốc diệt vong

Thu 20/04/2020 14:32 GMT+7
Đối với các bậc đế vương Trung Quốc thì phong thủy luôn là một chuyện quan trọng, nếu như phong thủy thịnh thì sẽ phát vương, còn không sẽ lụi bại.

Nam Kinh là một thành phố lớn trong văn hóa Trung Hoa. Nam Kinh đã từng là thủ đô Trung Hoa trong nhiều triều đại, được xem như một trong bốn cố đô lớn của Trung Hoa. Nam Kinh từng là kinh đô của 6 triều đại phong kiến.

Năm 221, Ngô vương Tôn Quyền từng ở Thạch Đầu Sơn (Kim Lăng ấp – Nam Kinh ngày nay) cho xây dựng Thạch Đầu Thành. Năm 229, Nam Kinh trở thành kinh đô, tên gọi là "Kiến Nghiệp", chu vi khoảng 11km.

Sau này Tấn đổi "Kiến Nghiệp" thành "Kiến Nghiệp" (Dù cách đọc giống nhau nhưng "nghiệp" trong hai cái tên này khác nhau về cách viết và ý nghĩa).

Sau khi Ngũ Hồ Loạn Hoa (loạn "Thập lục quốc") hình thành, Tây Tấn diệt vong. Vào năm Kiến Võ thứ nhất (năm 317), Tư Mã Duệ chọn Kiến Khang làm kinh đô, thành lập nhà Đông Tấn (317 – 420).

img

Nam Kinh xưa kia từng được Khổng Minh Gia Cát Lượng đánh giá là "vùng đất của đế vương".

Nam Kinh từ đó cũng trở thành trung tâm văn hóa chính thống của Trung Hoa

Sau nhà Đông Tấn, Tống triều (420 – 479), Tề triều (479 -502), nhà Lương (502 – 557), nước Trần (557 – 589) đều lần lượt chọn Nam Kinh làm kinh đô, sử cũ gọi là Nam triều. Bốn triều đại này trước đây cùng Ngô, Tấn xưng là "Lục Triều."

Khổng Minh Gia Cát Lượng đã viết về Nam Kinh như sau: "Chung Sơn long bàn, thạch đầu hổ cứ, chân nại đế vương chi trạch dã" nghĩa là "Núi Chung thế rồng cuộn, đá hình hổ phục, thật là chốn đế vương vậy". Trong thời kỳ Nhật chiếm đóng Trung Quốc, thành phố Nam Kinh được nhiều người nhắc đến do có vụ Thảm sát Nam Kinh trong đó mấy trăm ngàn người dân Trung Quốc bị quân Nhật tàn sát.

Sở vương chôn vàng để "trấn vương khí"

Vào thời kỳ Xuân Thu - Chiến Quốc, vùng đất này lúc đầu thuộc sở hữu của Ngô vương Tôn Quyền, sau này lại bị Việt vương chiếm giữ. Tiếp đó, Sở vương đánh đuổi Việt vương, đóng quân ở bờ sông Sư Tử Sơn.

Có lần, Sở vương muốn dò xét lãnh thổ của mình, liền leo lên Sư Tử Sơn. Sở vương lúc đấy mới phiền não mà nói: "Nơi này phong cảnh tuy tốt, nhưng vương khí quá thịnh!"

Các đại thần rất muốn giải quyết vấn đề này, vì không thể để cho nơi đây sản sinh ra một bậc đế vương khác. Sau khi họp bàn để đưa ra biện pháp, có vị pháp sư đã nghĩ ra một cách: chôn trên Sư Tử Sơn một ít tiền vàng để trấn yểm.

Số vàng này dùng để "trấn vương khí", cũng là để đảm bảo không xuất hiện thêm một vị đế vương tranh giành thiên hạ. Sở vương nghe xong liền đồng ý, các vị đại thần nhanh chóng điều quân lên núi Sư Tử đào hầm trấn yểm.

img

Tần Thủy Hoàng đã từng hạ lệnh "chặt gãy" núi Phương Sơn để cắt đứt long mạch của Nam Kinh.

Theo tập quán của hoàng gia, công trình kiến trúc xây dựng trên mặt đất gọi là "cung", công trình ngầm dưới đất thì gọi là "lăng". Như vậy, hầm có chôn theo vàng được gọi là "Kim Lăng".

Tần Thủy Hoàng chặt đứt long mạch cố đô?

Vào năm 210 TCN, Tần Thủy Hoàng đi tuần Kim Lăng. Trong lúc Tần Thủy Hoàng bị cái thế "long bàn hổ cứ" của vùng đất này thu hút, hai vị đạo sĩ đi cùng sắc mặt lại vô cùng nặng nề.

Khi ấy, ông có hỏi: "Kim Lăng địa thế thuận lợi, cảnh sắc tráng lệ, hai ngươi vì sao lại trầm mặc như vậy?"

Hai vị đạo sĩ khi ấy mới lo lắng trả lời: "Kim Lăng địa thế hiểm yếu, khí thế tràn đầy, lại nằm trên long mạch, vương khí vô cùng vượng, nếu không có đối sách, năm trăm năm sau sẽ xuất hiện bậc thiên tử."

Tần Thủy Hoàng nghe vậy vô cùng lo lắng. Ông tự xưng là "Thủy Hoàng" – tức là Hoàng đế đầu tiên, lại muốn con cháu mình phải đời đời trị vì thiên hạ, sao có thể dễ dàng bỏ qua cho Kim Lăng – vùng đất sẽ sản sinh ra một đế vương khác?

Ngay sau đó, Tần Thủy Hoàng hỏi hai vị đạo sĩ về đối sách trấn yểm vùng đất này. Hai vị chỉ vào ngọn núi gần đó mà nói:

"Phương Sơn nằm ở phía đông nam Kim Lăng, đỉnh núi bằng phẳng như quan ấn, được gọi là "thiên ấn sơn". Đó chính là ngọc ấn trời ban, quyết định sự thịnh suy và số phận của Kim Lăng. Chặt đứt long mạch ngọn núi này, chính là cắt đứt vương khí nơi đây.

Sau đó đổi dòng chảy của sông Hoài đi qua Kim Lăng, thông với Trường Giang, khiến cho sông Tần Hoài lấn át vương khí, bệ hạ có thể an tâm sở hữu ngôi báu đời đời."Ngay sau khi Tần Thủy Hoàng ra lệnh, quân đội được huy động để "chặt gãy" núi Phương Sơn, đổi dòng sông Hoài cho sông chảy qua địa phận Kim Lăng.

Tần Thủy Hoàng khi ấy thấy phía bắc có Sư Tử Sơn, Mã An Sơn, khí thế hùng vĩ nên đã ra lệnh "chặt gãy" cả hai tòa núi này.

img

Bạo chúa Tần Thủy Hoàng

Tần Thủy Hoàng vốn là người mê

Dù không cắt đứt được khí thiên tử, nhưng những chiêu trấn áp của Tần Thủy Hoàng cũng khiến mảnh đất Nam Kinh mắc phải lời nguyền, tất cả những triều đại đóng đô trên mảnh đất này đều không tồn tại được lâu, thậm chí bị tiêu diệt rất nhanh và cực kỳ thảm khốc.

Người Trung Quốc xưa quan niệm, muốn thay đổi địa vị, của một vùng đất, có ba cách. Một là thay đổi dòng chảy của sông, hai là trấn khí ở những ngọn núi lớn, ba là đổi tên để làm thấp danh vọng của nó. Tần Thủy Hoàng vì muốn trấn áp triệt để khí thiên tử ở Nam Kinh nên thực hiện cùng lúc cả ba biện pháp trên.

Theo những câu chuyện dân gian còn lưu lại, sau khi “đuổi” vương khí ra khỏi Nam Kinh bằng cách thay đổi dòng Tần Hoài, Tần Thủy Hoàng vẫn sợ như vậy chưa triệt hết nguồn khí thiên tử nên đã dùng roi thần tự tay mình đánh thẳng vào ngọn núi này để trấn áp khí thiêng. Đây là chiêu thứ hai trong việc trấn áp khí thiên tử của Tần Thủy Hoàng. Ban đầu, Tần Thủy Hoàng định dùng “roi thần” chặt đứt phần chân núi.

Tuy nhiên, có lẽ việc trấn khí thiên tử của Tần Thủy Hoàng đã không đạt được mục đích như mong muốn, thậm chí còn quay lại phản tác dụng với chính bản thân ông ta. Sau khi dùng đủ chiêu trò trấn áp khí thiên tử của Nam Kinh, cũng trong chuyến Đông du lần đó, Tần Thủy Hoàng đột nhiên lâm bệnh nặng rồi qua đời. Tệ hơn nữa, sau đó chỉ vỏn vẹn 3 năm, triều Tần do ông ta lao tâm khổ tứ gây dựng đã bị đánh đổ.

Điều quan trọng là, mặc dù Tần Thủy Hoàng tìm mọi cách để trấn áp, song khí thiên tử của Nam Kinh dường như không hề bị tiêu diệt. Tới thời kỳ nhà Hán, đã có đạo sỹ nói: “Vùng Giang Đông có khí thiên tử”. Quả nhiên, chưa tới 500 năm sau đó, từ Nam Kinh đã xuất hiện vị Hoàng đế đầu tiên. Đó là chuyện xảy ra vào năm 229 khi Tôn Quyền xưng đế tại Vũ Xương, không lâu sau đó thì dời đô về Nam Kinh.