Dân Việt

Cuộc đời những người phụ nữ đầu tiên của hoàng đế Trung Quốc

Thu Trang 21/04/2020 18:32 GMT+7
Hoàng đế Trung Hoa luôn có những phụ nữ đầu đời đặc biệt và cung nữ không chỉ hầu hạ chuyện hàng ngày cho hoàng đế mà chính cả chuyện "giường chiếu".

Với những người đầu tiên, tình cảm của hoàng đế luôn nông cạn, mờ nhạt. Bởi lẽ cuộc ái ân lần đầu đầy căng thẳng. Không thoải mái, vị hoàng đế tìm cách né tránh, chuyển mục tiêu sang người đẹp khác. Cuộc đời của cung nữ cũng theo đó mà chìm nổi khôn lường.

Minh Thần Tông Châu Dực Quân là con trai thứ ba của Minh Mục Tông. Lên 5 tuổi, Châu Dực Quân đã được lập làm thái tử, 10 tuổi đã lên ngôi hoàng đế. Năm 17 tuổi, một lần Châu Dực Quân đi qua cung Từ Ninh, nhìn thấy cung nữ Vương thị, trái xuân khuấy động, không thể kiềm chế nổi, Châu Dực Quân đã sủng hạnh nàng.

Cung nữ Vương thị mang thai sau cuộc ái ân. Nhưng sau lần rung động ấy, Dực Quân đã không còn quý mến Vương thị, không sủng hạnh thêm lần nào, và hoàn toàn quên bẵng cô cung nữ xinh đẹp ấy. Đứa trẻ do Vương thị sinh ra cũng bị ngược đãi, coi như đứa trẻ hoang.

img

Ảnh minh họa.

Trong Trung Hoa, người đầu tiên của hoàng đế Minh Hiến Tông Châu Kiến Thâm - cung nữ Vạn thị - được coi là một ngoại lệ. Vạn thị vào cung từ năm lên 4 tuổi, thoạt đầu hầu hạ trong cung Tôn thái hậu - bà nội Hiến Tông Châu Kiến Thâm.

Bước vào tuổi thanh xuân, Vạn thị ngày cành xinh đẹp, kiều diễm, cộng thêm sự thông minh lanh lợi, giỏi nghe ngóng thăm dò, hầu hạ thái hậu chu đáo nên được Tôn thái hậu sủng ái, trở thành tâm phúc của bà, không xa rời nửa bước.

Ngay từ khi Châu Kiến Thâm còn là thái tử, Tôn thái hậu đã cắt cử cung nữ tâm phúc Vạn thị tới phục dịch. Vạn thị lớn hơn Châu Kiến Thâm mười tám tuổi, thông minh tuyệt đỉnh, không biết từ bao giờ đã dùng thủ đoạn lôi kéo dẫn dụ được chàng thái tử niên thiếu này quan hệ xác thịt, để rồi thái tử không thể rời khỏi Vạn thị, coi Vạn thị là nơi ký thác sinh mệnh mình.

Vợ không chính thức của hoàng đế

Đa phần cung nữ được tuyển chọn trong dân thường, xuất thân từ những gia đình lương thiện, phẩm chất tốt. Ngoài ra, có một bộ phận được đưa vào cung do bản thân hoặc gia đình phạm tội, có địa vị thấp nhất, phải làm những công việc hạ đẳng. Một số người có tài nghệ thì làm công việc đàn hát, thêu thùa, may vá…

Như thời Đường Hiếu Minh Hoàng hậu Trịnh Thị, trước khi bị kẻ tạo phản Lý Nạp lấy làm thiếp, khi Lý Nạp thất bại, qua đời, Trịnh Thị bị giáng làm nô tì. Kim Nguyên Phi Lý Sư Nhi vì gia tộc có tội, cha mẹ phải vào cung làm nô bộc, nên theo quy định, Lý Sư Nhi cũng bị giáng làm cung nữ.

Bên cạnh đó, còn có một số cung nữ do các quan địa phương hoặc các nước nhỏ hơn hiến tặng. Những cung nữ này thường xinh đẹp hoặc có tài nghệ đặc biệt, dễ thu hút sự chú ý của hoàng đế mà trở thành phi tần.

Nghĩa vụ của cung nữ là phục vụ hoàng đế, hoàng hậu và các phi tần. Với hoàng đế, họ không có ràng buộc vợ chồng chính thức nhưng lại có thể có mối quan hệ tình ái hợp pháp với cung nữ. Cung nữ chốn hậu cung nhiều không đếm xuể, hoàng đế không thể để mắt đến từng người, nên thường thì các cung nữ chỉ được hoàng đế lưu tâm trong những khoảnh khắc hết sức ngẫu nhiên.

Nếu hoàng đế có nhu cầu hoan lạc và gần gũi với một cung nữ nào đó, thời gian sẽ do thái giám ghi chép lại. Triều Minh quy định, cung nữ được hưởng ân huệ của hoàng thượng thì bắt buộc phải có tín vật do vua ban làm chứng. Thái giám sẽ lưu lại thời gian và vật chứng để sau này nếu cung nữ có thai thì tiện bề đối chiếu.