Dân Việt

Bảo hiểm thất nghiệp: “Phao cứu sinh” trong dịch Covid -19

Nguyệt Tạ 24/04/2020 06:01 GMT+7
Thời điểm dịch Covid -19 có dấu hiệu chững lại lại là lúc tỷ lệ thất nghiệp gia tăng. Mất việc, việc làm không đủ sống khiến nhiều người lao động đã phải nộp đơn hưởng bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), với hy vọng sẽ có chút tiền sinh sống qua ngày.

Lao động xin hưởng BHTN tăng từng ngày

Từ 3 tháng nay, chị Nguyễn Thị Tâm (Cầu Giấy, Hà Nội) nghỉ việc ở nhà vì trường đóng cửa do dịch bệnh. Chị Tâm chia sẻ, là giáo viên mầm non tư thục nên lương khá thấp, chỉ khoảng 4-4,5 triệu đồng mỗi tháng. Kể từ khi dịch Covid-19 xuất hiện chị phải nghỉ làm. Trường không cắt hợp đồng nhưng chỉ hỗ trợ cho mỗi người 1 triệu đồng/tháng.

img

Người lao động đến đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội. Ảnh: M.N

Ông Thành cho biết, lao động đóng bảo hiểm xã hội đủ thời gian, điều kiện sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp. Mức hưởng không quá 5 lần mức lương cơ sở hoặc mức lương tối thiểu vùng tùy từng đối tượng (khống chế mức hưởng tối đa).
Thời gian hưởng phụ thuộc vào thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp, nhưng tối đa không quá 12 tháng.

"Với mức hỗ trợ đó, tôi không thể sống qua ngày và nuôi sống các con được. Vì thế tôi quyết định xin nghỉ việc, đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp. Đợi dịch qua đi, tôi sẽ tìm kiếm một công việc khác" - chị Tâm chia sẻ.

"Số tiền bảo hiểm thất nghiệp tôi được hưởng, dù ít, nhưng với khoản tiền này tôi cũng có thể cùng chồng duy trì được cuộc sống tối thiểu cho gia đình mình" - chị Tâm cho biết thêm.

Không riêng chị Tâm, bảo hiểm thất nghiệp đã trở thành phao cứu sinh cho hàng triệu lao động khác trong cả nước. Tại Ninh Bình, hàng trăm lao động khác cũng đang phải trông chờ vào chiếc "phao cứu sinh" mang tên bảo hiểm thất nghiệp. Ông Lã Thanh Tùng - Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Việc làm tỉnh Ninh Bình cho biết, hết quý I/2020, toàn tỉnh có 595 người đăng ký hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Tuy nhiên ông Tùng cho rằng con số này mới chỉ là bắt đầu chưa phải là thời điểm nộp hồ sơ ồ ạt nhất.

 "Bảo hiểm thất nghiệp hàng tháng sẽ là “phao cứu sinh” cho nhiều lao động ở thời điểm hiện nay. Theo quy định của Luật Việc làm, trong thời gian chưa tìm được việc làm mới, lao động thất nghiệp sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp và nhiều chế độ khác" - ông Tùng nói.

"Số liệu cập nhật của Bộ LĐTBXH cho thấy, chỉ trong quý I, cả nước đã có tới 153.000 người nộp đơn hưởng chính sách bảo hiểm thất nghiệp. Tuy nhiên, theo khảo sát, con số này sẽ còn tăng mạnh trong tháng 4 và tháng 5. Dự báo, khả năng nếu dịch vẫn còn tiếp diễn thì trong tháng 4 và tháng 5 số lượng người mất việc làm sẽ còn tiếp tục gia tăng khoảng từ 3 tới 4 triệu người”.

Ông Đào Ngọc Dung -
Bộ trưởng Bộ LĐTBXH

Hỗ trợ làm thủ tục online

Ông Vũ Quang Thành - Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội cho biết, thực hiện nghiêm các biện pháp giãn cách xã hội theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh đã tạm dừng giao dịch trực tiếp, người lao động nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp thông qua dịch vụ bưu chính công ích. Người lao động thông báo tìm việc làm hàng tháng theo hình thức qua điện thoại, email, fax, với những trường hợp khai báo lần cuối tìm việc làm bắt buộc phải gửi thông báo qua đường bưu điện… Ông Thành cho biết, lao động đóng bảo hiểm xã hội đủ thời gian, điều kiện sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp. Mức hưởng không quá 5 lần mức lương cơ sở hoặc mức lương tối thiểu vùng tùy từng đối tượng (khống chế mức hưởng tối đa).

Thời gian hưởng phụ thuộc vào thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp, nhưng tối đa không quá 12 tháng. Đặc biệt, người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp sẽ được hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí, hỗ trợ học nghề khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định với mức hỗ trợ tối đa 1 triệu đồng/người/tháng. Mức hỗ trợ cụ thể được tính theo tháng, thời gian học thực tế của từng nghề hoặc từng khóa học nhưng không quá 6 tháng...

"Ngoài việc giải quyết chế độ cho lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp, đơn vị cũng đang tăng cường kết nối cung - cầu, giới thiệu việc làm theo hình thức qua trang thông tin điện tử của Trung tâm, điện thoại, thư điện tử, mạng xã hội… hướng tới việc khai thông thị trường lao động Thủ đô ngay khi hết dịch" - ông Thành nói.