1. David D. Eisenhower (1890-1969) được coi là Tổng thống Mỹ đã khơi mào cuộc chiến tranh Việt Nam. Với chiến lược “Chiến tranh đơn phương”, ông đã dựng lên chính quyền độc tài Ngô Đình Diệm và biến miền Nam Việt Nam thành “thuộc địa kiểu mới” ở Đông Nam Á.
Dưới sự bảo trợ của Tổng thống Eisenhower, chính quyền Diệm – Nhu đã mở hàng loạt chiến dịch “tố Cộng”, “diệt Cộng”, lê máy chém đi khắp miền Nam Việt Nam để tàn sát những người kháng chiến và yêu nước.
2. Người kế nhiệm Eisenhower là Tổng thống Mỹ John F. Kennedy (1917-1963). Với chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, Kennedy đã thúc đẩy việc xây dựng quân đội Sài Gòn mạnh với vũ khí, trang bị và cố vấn Mỹ.
Thời Kennnedy, chính quyền Diệm ra sức tiến hành “bình định”, lập “ấp chiến lược” nhằm tiêu diệt lực lượng cách mạng miền Nam. Sự nghiệp của Tổng thống Kenny kết thúc khi ông bị ám sát ngày 22/11/1963, ít ngày sau khi anh em Diệm – Nhu bị sát hại trong cuộc đảo chính do Mỹ giật dây.
3. Tổng thống Lyndon B. Johnson (1908-1973) để lại dấu ấn trong cuộc chiến tranh Việt Nam với chiến lược “Chiến tranh cục bộ”. Với chiến lược này, Mỹ trực tiếp đưa quân sang Việt Nam, thực hiện “tìm và diệt” ở miền Nam và đẩy mạnh chiến tranh phá hoại miền Bắc trên quy mô lớn.
Chính sách của Tổng thống Johnson không chỉ tàn phá nặng nề hai miền Việt Nam mà còn khiến quân đội Mỹ hứng chịu những tổn thất thảm khốc, khiến phong trào phản chiến ở Mỹ lan rộng với sự tham gia của hàng trăm nghìn người thuộc mọi tầng lớp quần chúng.
4. Richard Nixon (1913-1994) là vị Tổng thống Mỹ tai tiếng nhất thời chiến tranh Việt Nam. Dưới thời Nixon, Mỹ thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, có mục tiêu rút quân nhưng để lại cố vấn chỉ huy, viện trợ lớn cho chế độ Sài Gòn, đồng thời đưa miền Bắc "về thời đồ đá".
Theo mệnh lệnh của Nixon, máy bay chiến lược B-52 của Mỹ đã thực hiện hàng nghìn lượt ném bom rải thảm mang tính hủy diệt vào Hà Nội, Hải Phòng và các đô thị miền Bắc, bị truyền thông quốc tế lên án như tội ác chiến tranh không thể dung thứ.
5. Gerald Ford (1913-2006) là Tổng thống Mỹ cuối cùng dính líu đến cuộc chiến tranh Việt Nam. Ông tiếp tục theo đuổi chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, hậu thuận cho quân đội Sài Gòn chống phá Hiệp định Paris và dùng lực lượng tấn công lớn trên chiến trường miền Nam.
Dù vậy chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” từng bước bị phá sản, buộc Mỹ phải bỏ rơi đồng minh chế độ của Nguyễn Văn Thiệu. Ngày 30/4/1975, Gerald Ford và giới chức Mỹ cay đắng nhìn cuộc chiến mà đất nước mình tiêu tốn hàng vạn nhân mạng kết thúc với thất bại toàn cục...