Dân Việt

Hồ Duy Hải có còn cơ hội sau khi bị bác kháng nghị, y án tử hình?

Nhóm PV 08/05/2020 18:28 GMT+7
Chiều 8/5 Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao công bố Quyết định giám đốc thẩm, kết luận bác kháng nghị, giữ nguyên bản án tử hình đối với Hồ Duy Hải. Sau quyết định này liệu Hồ Duy Hải có còn cơ hội?

Như Dân Việt thông tin, cuối giờ chiều 8/5, Hội đồng thẩm phán TAND tối cao đã công bố Quyết định Giám đốc thẩm vụ Hồ Duy Hải.

Cụ thể, Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao quyết định, bản án sơ thẩm, phúc thẩm là đúng, Hồ Duy Hải "không oan sai". Do đó Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao kết luận bác kháng nghị, giữ nguyên bản án tử hình đối với Hồ Duy Hải.

Trao đổi với Dân Việt về cơ hội của Hồ Duy Hải sau Quyết định Giám đốc thẩm, luật sư Hoàng Trọng Giáp – Đoàn luật sư TP. Hà Nội cho biết: "Xét quy định tại Điều 367 Bộ luật Tố tụng hình sự, sau khi Hội đồng giám đốc thẩm hoặc tái thẩm không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án tử hình thì Hồ Duy Hải vẫn có quyền gửi đơn lên Chủ tịch nước để xin ân giảm hình phạt tử hình. Hình phạt tử hình chỉ được thực hiện sau khi Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm".

Hồ Duy Hải có còn cơ hội sau quyết định giám đốc thẩm? - Ảnh 1.

Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao đã công bố Quyết định Giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải. (Ảnh: Công Lý)

Luật sư Giáp cho biết thêm: "Theo quy định tại Điều 404 Bộ luật tố tụng Hình sự, sau khi Hội đồng Thẩm phán không chấp nhận kháng nghị, mà xét thấy quyết định của Hội đồng thẩm phán vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc có tình tiết mới quan trọng ảnh hưởng nghiêm trọng đến bản án, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Tư pháp, Viện trưởng Viện kiểm sát tối cao, Chánh án Tòa án tối cao có quyền kiến nghị, đề nghị Hội đồng Thẩm phán xem xét lại quyết định đó.

Xét về lý thuyết, cơ hội của Hồ Duy Hải về mặt pháp lý là còn. Tuy nhiên, trên thực tế cơ hội này rất mong manh. Bởi vì, Hội đồng thẩm phán đã xét theo thủ tục giám đốc thẩm".

Đồng quan điểm, luật sư Đặng Văn Cường – Đoàn luật sư TP. Hà Nội cho hay: "Trường hợp Hội đồng Giám đốc thẩm bác kháng nghị của Viện kiểm sát tối cao để giữ nguyên bản án sơ thẩm và phúc thẩm thì cơ hội sống của Hồ Duy Hải vẫn còn.

Trong trường hợp Hồ Duy Hải gửi đơn xin ân giảm đến Chủ tịch nước mà được chấp nhận thì án tử hình sẽ chuyển thành án tù chung thân. 

Về lý thuyết, quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán vẫn có thể bị xem xét lại theo thủ tục đặc biệt quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự.

Ngoài ra, nếu có tài liệu chứng cứ mới, bị án và luật sư vẫn có thể đề nghị xem xét kháng nghị theo thủ tục tái thẩm. Tuy nhiên cơ hội sống với Hồ Duy Hải đến nay sẽ ngày càng hẹp".

Tuy nhiên, theo quan điểm của luật sư Trần Tuấn Anh – Đoàn luật sư TP.Hà Nội, Hồ Duy Hải không còn cơ hội. Bởi năm 2012, Hồ Duy Hải đã từng gửi đơn xin ân giảm lên Chủ tịch nước và bị bác đơn.

Theo điểm d Khoản 1 Điều 367, thủ tục xem xét bản án tử hình trước khi thi hành được thực hiện trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật, người bị kết án được gửi đơn xin ân giảm lên Chủ tịch nước.

THỦ TỤC XEM XÉT LẠI QUYẾT ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

Điều 404. Yêu cầu, kiến nghị, đề nghị xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

1. Khi có căn cứ xác định quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc phát hiện tình tiết quan trọng mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung quyết định mà Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao không biết được khi ra quyết định đó, nếu Ủy ban thường vụ Quốc hội yêu cầu, Ủy ban tư pháp của Quốc hội, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kiến nghị, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đề nghị thì Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối phải mở phiên họp để xem xét lại quyết định đó.

2. Trường hợp Ủy ban thường vụ Quốc hội yêu cầu thì Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm báo cáo Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

3. Trường hợp Ủy ban tư pháp của Quốc hội, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kiến nghị thì Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao mở phiên họp xem xét kiến nghị đó.

Trường hợp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đề nghị thì báo cáo Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao mở phiên họp xem xét đề nghị đó.

Điều 405. Thành phần tham dự phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để xem xét kiến nghị, đề nghị

1. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải tham dự phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để xem xét kiến nghị của Ủy ban tư pháp của Quốc hội, kiến nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

2. Đại diện Ủy ban tư pháp của Quốc hội được mời tham dự phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để xem xét kiến nghị của Ủy ban tư pháp của Quốc hội.

3. Trường hợp xét thấy cần thiết, Tòa án nhân dân tối cao có thể mời cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tham dự phiên họp.

Điều 406. Chuẩn bị mở phiên họp xem xét kiến nghị, đề nghị

1. Sau khi nhận được kiến nghị của Ủy ban tư pháp của Quốc hội, của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc sau khi Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có văn bản đề nghị xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao gửi cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao bản sao văn bản kiến nghị hoặc đề nghị đó kèm theo hồ sơ vụ án để Viện kiểm sát nhân dân tối cao chuẩn bị ý kiến phát biểu tại phiên họp xem xét kiến nghị, đề nghị.

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tổ chức thẩm định hồ sơ để báo cáo Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định tại phiên họp.

2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị của Ủy ban tư pháp của Quốc hội, kiến nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc kể từ ngày Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có văn bản đề nghị thì Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải mở phiên họp xem xét kiến nghị, đề nghị đó và thông báo bằng văn bản cho