Càn Long là một vị hoàng đế anh minh nổi tiếng của thời Mãn Thanh Trung Quốc. Hầu hết người ta biết đến ông như một vị hoàng đế hào hoa, đa tình với rất nhiều mỹ nữ vây quanh. Sử sách chép lại, trong suốt thời gian trị vì, vua Càn Long lập tới 3 hoàng hậu, hơn 40 bà phi chưa kể hàng trăm quý nhân khác. Tuy nhiên, hình ảnh Càn Long trong Diên Hi Công Lược lại là một vị vua hết mực chung tình với Phú Sát Hoàng hậu. Người xem đã xì xầm mà đùa với nhau rằng: "Cả đời lấy 40 người phụ nữ nhưng chỉ yêu mình nàng. Đúng là đàn ông!".
Nhưng sự thật trong lịch sự dù là Hoàng hậu xinh đẹp kia hay Hàm hương công chúa cũng không phải người mà Càn Long yêu thực sự. Vậy chân ái của vị vua nổi tiếng đa tình đó là ai? Chắc hẳn sẽ không ít người bất ngờ...
Người ta nói, cuộc đời Càn Long có 3 lần rơi vào biển tình nhưng với mối tình thứ ba có lẽ khiến nhiều người phải tranh cãi suốt bao năm nay. Đó là mối tình với Hòa thân, một vị quan triều Thanh.
Mối tình đầu đầy ngang trái
Câu chuyện bắt đầu từ thời Thanh Thế Tông (Ung Chính Hoàng đế). Ung Chính có một người vợ bé, dung mạo vô cùng xinh đẹp tên Mã Giai. Khi đó Càn Long mới 15 tuổi, còn là thái tử, được ở bên cạnh bà phi này.
Một lần Càn Long nhìn thấy Mã Giai chải đầu, không cầm được lòng mới từ phía sau bịt mắt phi tử trêu đùa. Mã Giai không biết đó là Thái tử, bị Càn Long bịt mắt như vậy, vùng một cái rồi thuận tay đánh cái lược chải tóc trên đầu ra phía sau đập trúng ngay mặt của Càn Long. Càn Long bị đau lập tức phải buông tay ra.
Ngày hôm sau, Thế Tông phát hiện ra trên mặt Càn Long có một vết tấy đỏ mới hỏi vì sao, Càn Long không dám nói. Sau đó bị quở trách rất nghiêm khắc, Càn Long mới nói ra sự thật. Thái hậu nghe xong lại nghi ngờ Mã Giai định đùa bỡn với thái tử, lập tức ban cái chết cho người phi tử dung mạo kiều diễm kia.
Càn Long khóc lớn, lấy một ngón tay nhuộm đỏ bôi vào cổ Mã Giai nói: "Là do ta hại chết nàng, nếu như linh hồn nàng linh thiêng, hai mươi năm sau chúng ta sẽ gặp lại nhau".
Câu chuyện mượn xác tái sinh và tìm ra chân ái
Dưới triều đại do Càn Long trị vì, Hòa Thân xuất thân từ một trường đào tạo quan chức của Mãn Thanh được vào cung giữ chức Loan Nghi Vệ, công việc cụ thể là khiêng kiệu.
Có một ngày, Càn Long muốn ra ngoài, trong lúc vội vã tìm không thấy cái lọng vàng, mới tra hỏi. Lúc đó Hòa Thân vội vã nói: "Người giữ điển lễ không thể tránh khỏi trách nhiệm". Càn Long thấy tiếng nói, quay lại nhìn thì thấy Hòa Thân rất quen, như là đã gặp qua ở đâu rồi.
Sau khi về cung, nhớ lại những sự việc khi còn nhỏ bất giác cảm thấy Hòa Thân và Mã Giai vì mình mà chết năm xưa dung mạo rất giống nhau. Vì thế mới bí mật gọi Hòa Thân vào cung, xem kĩ cổ của ông ta phát hiện ra một vết ngón tay. Càn Long cho rằng trước mắt mình là người phi tử thuở trước đầu thai, từ đó sự sủng hạnh của Càn Long đối với Hòa Thân ngày càng gia tăng. Ông đã vi phạm những quy tắc của Thiên triều, đề bạt người tình không hề có bất kỳ công lao to lớn gì đối với dân chúng lên vị trí hàng đầu.
Được sự sủng ái của Hoàng đế, hoạn lộ của Hòa Thân lên như diều gặp gió. Từ một người khiêng kiệu, ông ta được thăng lên đến chức Tể tướng. Lại thêm bản tính gian ngoan, giỏi vơ vét, Hòa Thân trở thành người giàu có nhất dưới triều Càn Long.
Trong cuốn "Sự va chạm giữa hai thế giới" hiệu sách Sanlian, Bắc Kinh, năm 1993 do Alain Peyrefitte biên soạn, Mao Quốc Khánh dịch đã đưa ra một số nhận định. Người Anh không hề ngạc nhiên đối với bí mật này, trong cung đình ở châu Âu, cũng có những câu chuyện như thế. Hoàng đế cũng là con người, ngược lại điều này lại hết sức bình thường.
Trước khi Càn Long nhường ngôi cho con là Gia Khánh, có nói với Hòa Thân rằng: "Ta và khanh quan hệ không hề bình thường, người đời sau sẽ không tha cho khanh". Quả nhiên sau khi Gia Khánh lên ngôi không lâu đã ra lệnh giết Hòa Thân. Người tình nổi tiếng của Đại đế Càn Long cuối cùng đã phải nhận một kết cục thê thảm.
Mỹ nhân sắc nước hương trời như Hương Phi, tri kỷ trăm năm Lệnh Phi hay người tình bất chấp luân thường đạo lý Hòa Thân, ai mới thực sự là tình yêu lớn nhất trong cuộc đời vua Càn Long?
Theo du ký của người nước ngoài, có thể bổ sung thêm vào những thiếu sót của lịch sử Trung Quốc. Trong Bản thảo Thanh sử đương nhiên tuyệt đối không hề nhắc đến Càn Long và Hòa Thân là đồng tính. Trong tin tức thời sự ngầm về chốn quan thời xưa của Trần Khang Kỳ. Bút ký bình thường của Tiết Phúc Thành có nhắc đến tội ác của Hòa Thân, nhưng cũng không nói chính xác về mối quan hệ này. Dã sử Thanh cung sau thời dân quốc thỉnh thoảng cũng có lộ ra, nhà sử học lại không dám tùy tiện nói ra.