Trong lịch sử phong kiến Trung Quốc, Tây Thi được xem là một mỹ nhân tuyệt sắc, vạn người mê đắm. Thậm chí, Tây Thi còn được được cho là người đứng đầu trong tứ đại mỹ nhân lừng danh sử sách.
Trong lịch sử phong kiến Trung Quốc, Tây Thi được xem là một mỹ nhân tuyệt sắc, vạn người mê đắm. Thậm chí, Tây Thi còn được được cho là người đứng đầu trong tứ đại mỹ nhân lừng danh sử sách.
Với nhan sắc nghiêng nước nghiêng thành, chim sa cá lặn, Tây Thi đã trở thành "con cờ" được Việt Vương Câu Tiễn bố trí làm gián điệp, theo dõi nhất cử nhất động của Ngô Vương Phù Sai.
Vì vậy, Câu Tiễn không ngần ngại dâng tặng Tây Thi cho Phù Sai để có thể đạt được mục tiêu là tiêu diệt Ngô Vương.
Kế hoạch này được Câu Tiễn vạch ra sau khi bị Ngô Vương Phù Sai đánh bại năm 494 trước Công nguyên. Thất bại đau đớn, Câu Tiễn xin xầu hòa và được Phù Sai đồng ý với điều kiện Việt Vương phải sang nước Ngô làm con tin.
Sau đó, Câu Tiễn dâng mỹ nhân Tây Thi cho Phù Sai để thực hiện kế hoạch báo thù.
Tại nước Ngô, Tây Thi dùng nhan sắc của mình mê hoặc Phù Sai. Ngô Vương đem lòng yêu giai nhân do Câu Tiễn dâng tặng và hết mực sủng ái nàng. Thậm chí, vì si mê Tây Thi, Phù Sai sa đà vào tửu sắc, không quan tâm đến triều chính.
Thậm chí, nhiều quần thần can gián Câu Tiễn dùng Tây Thi để thực hiện mưu đồ báo thù nhưng Ngô Vương Phù Sai đều bỏ ngoài tai.
Theo sử sách, Tây Thi là gián điệp mà Câu Tiễn bố trí bên cạnh Ngô Vương để thực hiện kế hoạch trả thù nhưng về sau mỹ nhân này đã thực sự rung động, đem lòng yêu Phù Sai.
Sau một thời gian "nằm gai nếm mật", năm 473 trước Công nguyên, Câu Tiễn xuất binh đánh Ngô. Kết quả là Ngô Vương Phù Sai thất bại và cầu hòa nhưng Việt Vương Câu Tiễn không chấp nhận.
Sau đó, Phù Sai tự sát. Cái chết của ông hoàng nước Ngô này được nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu lịch sử cho rằng có liên quan đến Tây Thi. Vì vậy, Tây Thi được xem là "hồng nhan họa thủy".
Ảnh trong bài mang tính minh họa.
* Tít bài đã được Dân Việt đặt lại.