Chấm đỏ trên trán phụ nữ Ấn Độ có tác dụng gì?
Một số phụ nữ Ấn Độ có mang một chấm nhỏ ở giữa hai lông mày. Chấm nhỏ đó được gọi là bindi, và nó có nguồn gốc từ một phong tục cổ xưa của Ấn Độ giáo. Bindi tượng trưng cho sức mạnh của phái nữ và người ta tin rằng nó sẽ bảo vệ phụ nữ và chồng của họ. Cùng với sự phát triển của y học hiện đại, chấm đỏ bindi có thể còn có tác dụng cứu mạng người.
Theo quan niệm của người Ấn Độ, khu vực giữa hai lông mày được gọi là nơi tập trung mọi trí tuệ của con người. Phụ nữ Ấn Độ chấm dấu đỏ hoặc đá quý vào đây để được thông thái, minh mẫn hơn và cũng tránh xa ma quỷ. Nhiều người còn cho rằng dấu đỏ bindi như con mắt thứ ba của người Ấn Độ.
Màu đỏ của bindi tượng trưng cho danh dự, tình yêu và sự thịnh vượng. Ở miền Nam Ấn, thường phụ nữ có chồng rồi mới chấm bindi lên trán để đàn ông biết mình là người đã yên bề gia thất.
Tuy nhiên, chấm đỏ bindi có thể còn có tác dụng cứu mạng người.
Nguyên nhân là do ở khu vực họ sống, cây trồng sinh trưởng trên những mảnh đất thiếu i-ốt và khoảng 1/3 hộ gia đình không thể tiếp cận nguồn muối i-ốt khác bên ngoài. Một số đang phải chống chọi với căn bệnh ung thu vú, u nang xơ tuyến vú và các biến chứng trong quá trình mang thai. Hầu hết các trường hợp này đều là hệ quả của tình trạng thiếu i-ốt.
Làm thế nào chúng ta đảm bảo phụ nữ ở những khu vực nông thôn như vậy hấp thụ đủ lượng i-ốt cần thiết? Hầu hết phụ nữ Ấn Độ đều có mang một chấm bindi, một chấm nhỏ trang trí hình tròn trước trán.
Xuất phát từ thực tế này, Grey for Good – một chi nhánh từ thiện mới được thành lập của Tập đoàn Grey Group của Singapore đã kết hợp với Trung tâm nghiên cứu và quỹ y khoa Neelvasant (Neelvasant Medical Foundation and Research Center) – một tổ chức phi chính phủ ở Ấn Độ. Họ đã sản xuất các gói bindi, được gọi là "Chấm đỏ cứu mạng" (Life Saving Dot).
Thiếu i-ốt là nguyên nhân gây tổn thương não bộ hàng đầu trên thế giới. Có thể bạn chưa nghe nhiều về khoáng chất i-ốt, nhưng nó đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với cơ thể người. Ở phụ nữ mang thai, tình trạng thiếu i-ốt có thể dẫn đến các dị tật thai nhi hoặc thai chết lưu.
Trung tâm nghiên cứu và quỹ y khoa Neelvasant Ấn Độ đã tráng mặt sau của bindi bằng i-ốt và chấm đỏ này sẽ cung cấp tới 150 microgram i-ốt hấp thụ qua da. Vấn đề trong việc sử dụng thực phẩm bổ sung là giá thành rất cao và hầu hết các hộ gia đình đều không đủ điều kiện chi trả. Nhưng với những chấm đỏ cứu mạng, giá thành lại khá rẻ ở mức 10 rupee, hay 16 cents cho 30 ngày sử dụng.
Theo tờ International Business Times, tập đoàn này vẫn đang tiến hành nghiên cứu để xác định mức độ hiệu quả của chấm bindi trong việc cung cấp i-ốt vào dòng máu trong cơ thể. Một điều không kém phần quan trọng là xác định xem i-ốt có thể lưu tồn trên các chấm bindi trong điều kiện thời tiết khô, nóng hay không. Cho đến nay, chấm bindi tráng i-ốt đã vươn đến tay hơn 30.000 phụ nữ tại 100 ngôi làng.
Hi vọng rằng, ý tưởng này sẽ phát huy tác dụng như mong đợi. Đây là khởi đầu tuyệt vời hướng đến mục tiêu giúp đỡ những người thiếu i-ốt.
Ngày nay, hình thức sử dụng bindi đã có nhiều thay đổi so với cách làm truyền thống. Nhiều phụ nữ và thậm chí là đàn ông Ấn Độ chấm bindi để làm đẹp, không giới hạn độ tuổi, địa vị, giới tính. Bindi lúc này mang ý nghĩa trang trí và không có giới hạn về màu sắc. Các cô gái có thể mua các miếng dán bindi hoặc đính hạt đá quý trên trán như một món đồ trang sức.
Bindi không còn giới hạn ở Ấn Độ mà đã lan nhanh sang nhiều quốc gia châu Á khác. Hình tượng người phụ nữ có chấm đỏ trên trán cũng đã truyền cảm hứng cho phong cách trang điểm của nhiều cô gái trẻ Mỹ, châu Âu.