Dân Việt

Sự thật Lâm Xung và Tần Minh liên thủ đánh không lại Đại đao Quan Thắng

Quốc Tiệp 20/06/2020 16:33 GMT+7
Trong tiểu thuyết Thủy hử, khi quân Lương Sơn tấn công phủ Đại Danh, Quan Thắng đã một đánh với hai tướng của Lương Sơn là Lâm Xung và Tần Minh.

Thủy hử là một tác phẩm trong bốn tác phẩm lớn của văn học cổ điển Trung Hoa, thường gọi là nhóm Tứ đại danh tác. Tác giả Thủy hử thường ghi là Thi Nại Am; cũng có người cho là của La Quán Trung. Truyện được viết dựa theo sách Đại Tống Tuyên Hòa di sự. Cốt truyện chính là sự hình thành và những thành tích của một nhóm người chống triều đình mà trở thành giặc cướp, thường gọi là 108 anh hùng Lương Sơn Bạc.

Sự thật Lâm Xung và Tần Minh liên thủ đánh không lại Đại đao Quan Thắng - Ảnh 1.

Cảnh trong phim Thủy hử.

Trong hàng ngũ các tướng Lương Sơn có nhiều tướng giỏi, trong đó điển hình là Ngũ hổ tướng gồm: Quan Thắng, Lâm Xung, Tần Minh, Hô Duyên Chước và Đổng Bình. Trong đó Quan Thắng là người đứng đầu gây ra nhiều tranh luận đối với những người yêu thích Thuỷ hử bởi vì phần đông đều cho rằng Lâm Xung mới là người xứng đáng ở vị trí ấy. Thậm chí Lâm Xung còn là người gia nhập Lương Sơn trước so với Quan Thắng.

Về tài võ nghệ Lâm Xung không hề thua kém Quan Thắng. Còn nhớ khi Quan Thắng chưa đầu quân cho Lương Sơn, có lần Lương Sơn tấn công phủ Đại Danh, với thương pháp xuất quỷ nhập thần của mình, Lâm Xung đã gây ra không ít khó khăn cho Quan Thắng. Tuy nhiên, vì phải cùng lúc địch hai tướng là Lâm Xung và Tần Minh nên Quan Thắng tỏ ra yếu thế hơn.

Ba người đánh với nhau hơn 50 hiệp thì Quan Thắng bất ngờ vung đao khiến Tần Minh mất thăng bằng, Tống Giang đã gọi Tần Minh trở lại để mình Lâm Xung đấu Quan Thắng mà phái bất kỳ tướng nào tiếp ứng, đủ để thấy Tông Giang đã nhìn ra Lâm Xung không hề thua kém Quan Thắng.

Sau đó còn Lâm Xung giao chiến với Quan Thắng thì ông đã khiến cho Quan Thắng suýt ngã ngựa khi bằng thương pháp bát xà mâu lợi hại của mình.

Nhưng sau đó, Tống Giang lại gọi Lâm Xung về để chiến xa xuất trận và lúc đó Quan Thắng đã một mình phá tan 15 chiến xa quân Lương Sơn. "Hai hổ đánh nhau ắt có người gặp nguy", vì thế không thể nói Lâm Xung kém Quan Thắng.

Vả lại trong 2 mãnh tướng mỗi người có điểm mạnh riêng. Lâm Xung có tài múa giáo không ai địch nổi, với kỹ thuật khéo léo khiến mọi đối phương khiếp sợ thì Quan Thắng lại dùng đao rất giỏi, với khí thế tấn công mạnh mẽ, ông có thể hạ gục bất cứ đối thủ nào chỉ sau 1 đao.

Đại đao Quan Thắng

Sự thật Lâm Xung và Tần Minh liên thủ đánh không lại Đại đao Quan Thắng - Ảnh 2.

Đại đao Quan Thắng.

Quan Thắng xuất thân giữ chức Tuần kiểm phủ Bồ Đông (Phổ Đông) nằm trong phạm vi quản hạt của Bắc Kinh (Đại Danh), thuộc dòng dõi danh tướng Quan Vân Trường nhà Thục Hán. Quan Thắng từ nhỏ đã thích đọc kinh thư, lại giỏi về võ nghệ, có sức khỏe muôn người không địch nổi. Quan Thắng giao du kết nghĩa với các tướng ở Bồ Đông là Hác Tư Văn, Đường Bân.

Quan Thắng có sức mạnh trời phú, ít người sánh kịp. Còn nhớ khi quân Lương Sơn tấn công phủ Đại Danh, Quan Thắng đã một mình đánh tan 15 chiến xa đối địch.

Không chỉ có võ nghệ cao cường, Quan Thắng còn là người túc trí đa mưu. Nhờ mưu kế của ông, các tướng của Lương Sơn là Trương Hoành, Nguyễn Tiểu Thất đều bị mai phục và bắt sống.

Sau này, nhờ kế trá hàng của Hô Duyên Chước mà Quan Thắng mắc mưu Ngô Dụng, Quan Thắng bị bắt, bèn đầu phục Lương Sơn.

Ông là một trong những tướng sống sót trở về sau chiến dịch bình định Phương Lạp, Sau này Quan Thắng đi thao luyện quân mã trở về, lúc say rượu, sẩy chân ngã ngựa, lâm bệnh rồi mất.

Nhìn chung, Quan Thắng là một vị tướng trí dũng song toàn, sức khỏe hơn người, không hổ danh con cháu Quan Vũ thời trước.

Báo tử đầu Lâm Xung

Sự thật Lâm Xung và Tần Minh liên thủ đánh không lại Đại đao Quan Thắng - Ảnh 3.

Báo tử đầu Lâm Xung.

Lâm Xung là người thành thạo rất nhiều loại binh khí nhưng tài nghệ tuyệt luân nhất của ông là kỹ thuật đánh Bát Xà Mâu, thương pháp của ông cũng thuộc loại xuất quỷ nhập thần.

Lâm Xung xuất hiện từ hồi 6, là một vị quan nhân được miêu tả là:

"Đầu đội khăn xéo xanh,đằng sau gáy cài vòng bạch ngọc, mình mặc áo chiến bào đơn màu lục, lưng thắt đai bạc chạm một dải lưng rùa, chân đi đôi hài mõm vuốt, tay cầm cái quạt tứ xuyên, đầu báo mặt tròn, râu hùm, hàm én,thân cao tám thước".

Cuộc Đời Lâm Xung như một tấn bi kịch. Ông từng là đô đầu của 80 vạn cấm quân. Tuy nhiên, do gian thần lộng hành, ông bị Cao Cầu hãm hại khiến nhà tan cửa nát.

Lâm Xung có thù với Cao Cầu nhưng không thể giết được hắn, kể cả có cơ hội đã chín muồi khi quân Lương Sơn phá tan lần chinh phạt thứ hai của triều đình và bắt sống Cao Cầu.

Với võ nghệ cao cường của mình, ông đã giết chết nhiều danh tướng của địch, đặc biệt là tướng Vương Dần của Phương Lạp, ngoài ra nhiều tướng của triều đình cũng trở thành bại tướng dưới tay ông.

Sau khi đánh bại Phương Lạp, huynh đệ của ông là Lỗ Trí Thâm ngồi thiền qua đời, Lâm Xung buồn bã mà bị bệnh cảm gió, Tống Giang cho người chữa mãi không khỏi, bèn để Lâm Xung ở lại chùa Lục Hòa, giao cho Võ Tòng chăm sóc.

Nửa năm sau thì Lâm Xung qua đời. Mặc dù mưu trí của Lâm Xung không được đánh giá cao như đại đao Quan Thắng, nhưng ông vẫn là một mãnh tướng trí dũng song toàn của quân Lương Sơn.