Cử tri kỳ vọng rất nhiều vào những người đại diện tâm tư nguyện vọng của mình tại nghị trường.
Người dân không muốn có những đại biểu trước kỳ họp hăng hái đi nhiều nơi nhiều chỗ tiếp xúc, tiếp thu ý kiến của dân nhưng sau đó chỉ làm công việc báo cáo lại ý kiến trả lời cơ quan chức năng cho dân sau kỳ họp.
Họ lại càng không muốn có những đại biểu tranh thủ phát biểu ý kiến "ba phải" hoặc một chiều theo hướng chiếu lệ "khen nhiều chê ít".
Người dân lại càng không muốn có những đại biểu lấy thông tin từ những nguồn "không chính thống" rồi "áp đặt" là của cử tri, để phát biểu tại nghị trường một mục đích riêng tư nào đó.
Người dân cần lắm ở cái tâm và tầm, tức tài và đức của người đại biểu nhân dân. Trước hết mỗi đại biểu phải là người có trình độ văn hóa tối thiểu tương ứng với vị trí đại biểu Quốc hội; chuyên sâu về chuyên môn trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội…
Đồng thời, có năng lực, có kỹ năng và nghệ thuật làm đại biểu Quốc hội, để không những tiếp thu ý kiến của dân mà còn biết khơi mào cho tâm tư nguyện vọng của họ, có tầm nghiên cứu và quyết đoán theo chính kiến phù hợp với đạo đức, luật pháp nhà nước; có cơ sở lý luận và thực tiễn vững chắc.
Từ đó dũng cảm đấu tranh không khoan nhượng cho nguyện vọng, cho quyền lợi chính đáng hợp pháp của dân, cho cái đúng, cái hay tại nghị trường.
Một đại biểu có đầy đủ những điều kiện cần thiết như thế không những để giám sát, chất vấn và khi cần thiết phải phản biện, không những "nhìn thấy" những hạn chế của quyết sách từng cơ quan chuyên trách nhà nước, mà còn đề đạt những phương án khả thi điều chỉnh trong phạm vi chuyên môn chuyên sâu của mình để làm ich nước, lợi dân.
Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, phải là nơi tập trung nhiều nhất những nhân tố tinh hoa của xã hội về tài lẫn đức để xây dựng và quyết định những chính sách nhà nước.
Nhân dân khắp mọi miền đất nước đã sử dụng quyền làm chủ của mình. Người Đại biểu Quốc hội phải làm sao cho lá phiếu của cử tri không chỉ là tâm tư, nguyện vọng mà còn là quyền lực của nhân dân trong việc tham gia xây dựng chính quyển mà mục tiêu cao nhất là kiến tạo một xã hội dân chủ, tiến bộ, công bằng và văn minh.
Ban Biên tập Báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt trân trọng mời quý độc giả tham dự cuộc thi "Làm báo cùng Dân Việt" nhân dịp kỷ niệm 10 năm thành lập Báo Điện tử Dân Việt.
Bài dự thi gửi về Báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt Lô E2 Dương Đình Nghệ, quận Cầu Giấy, Hà Nội; email: bandocdanviet2010@gmail.com; điện thoại liên hệ: 0857.835.666.
Tác phẩm gửi về đề nghị ghi rõ: Tham dự cuộc thi Làm báo cùng Dân Việt, kèm theo số điện thoại, địa chỉ của tác giả để tòa soạn liên hệ.
Cơ cấu giải thưởng: 01 giải nhất trị giá 5 triệu đồng; 01 giải nhì trị giá 3 triệu đồng; 01 giải ba trị giá 2 triệu đồng. Mỗi tháng, Ban tổ chức sẽ lựa chọn tối đa 3 tác phẩm có chất lượng của tháng. Mức thưởng 1 triệu đồng/01 giải xuất sắc, giải bài viết chất lượng 500.000 đồng/giải.
Các bài viết được đăng tải sẽ được nhận nhuận bút theo quy định của Ban Biên tập Báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt.