Tương quan sức mạnh quân đội Trung - Ấn sau gần 60 năm "lột xác"
Theo các chuyên gia, nếu xung đột Trung - Ấn nổ ra ở hiện tại, Trung Quốc khó có thể giành được chiến thắng dễ dàng, như trong cuộc xung đột năm 1962 với Ấn Độ; vì cả thế và lực của Ấn Độ hiện đã khác rất nhiều. Còn thực lực của Quân đội Trung Quốc sau gần 60 năm ra sao?
Theo Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc CCTV, một đơn vị không quân gần đây đóng tại tỉnh Hồ Bắc, đột nhiên nhận được lệnh yêu cầu lực lượng này nhanh chóng di chuyển đến khu vực cao nguyên phía tây bắc, giáp giới với Ấn Độ.
Theo những hình ảnh công khai, binh lính Trung Quốc với trang bị chiến đấu đầy đủ, cùng với những xe bọc thép, được máy bay vận tải quân sự hạng nặng chở đến khu vực biên giới Trung - Ấn, khu vực đang là tâm điểm nóng giữa hai bên.
Gần đây truyền thông Ấn Độ cũng đã đưa tin mạnh mẽ rằng: "Ấn Độ không phải là Ấn Độ năm 1962". Đúng là Ấn Độ có những bước phát triển thần kỳ, nhưng ở phía bên kia, Trung Quốc cũng không giống như Trung Quốc năm 1962. Việc sử dụng lực lượng vận tải không quân chiến lược, để chuyển quân đến khu vực xung đột trong vòng vài giờ, đó là câu trả lời mạnh mẽ nhất đối với Ấn Độ.
Trong cuộc xung đột năm 1962, Ấn Độ đã bị bất ngờ trước Trung Quốc cả về cường độ, không gian, thời gian của cuộc chiến; 80.000 quân Trung Quốc bất ngờ tràn sang biên giới Ấn Độ, trong khi New Delhi chưa sẵn sàng, khiến họ bị tổn thất nặng trong cuộc chiến chớp nhoáng kéo dài một tháng. Ảnh: Binh lính Ấn Độ trong cuộc chiến với Trung Quốc năm 1962.
Do khu vực giáp giới giữa hai nước, nằm trên "nóc nhà thế giới", nơi đây địa hình hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn; đặc biệt là vùng cao nguyên, lên không khí ở đây bị loãng, thiếu ô-xy; phía lãnh thổ Trung Quốc, địa hình dốc đứng hiểm trở hơn phía Ấn Độ, khi địa hình xuôi dốc về phía tây.
Mặc dù có những khó khăn do địa hình hiểm trở, nhưng hơn nửa thế kỷ qua, thực hiện công cuộc chinh phục miền tây, Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều vào giao thông ở khu vực này, trong đó có đường sắt Thanh Hải - Tây Tạng, đây là tuyến đường sắt nằm ở độ cao nhất của thế giới.
Cùng với đó là năng lực vận tải đường không quân sự của Trung Quốc cũng đã cải thiện rất nhiều; ngoài số máy bay vận tải hạng nặng IL-76 Trung Quốc mua của Nga, hiện nay Trung Quốc tự phát triển loại siêu vận tải Y-20 có thể chở được từ 55 đến 65 tấn hàng hóa. Ảnh: Lính dù Trung Quốc lên máy bay vận tải Y-20 tham gia tập trận năm 2018. (Ảnh: Chinami)
Truyền thông của Trung Quốc cho rằng, việc vận chuyển quân đội của Trung Quốc tương tự như cuộc khủng hoảng Donglang 2017, khi đó Trung Quốc đã di chuyển cả một trung đoàn pháo binh tầm xa, đến khu vực đối đầu phía tây nam trong vài giờ, với quãng đường lên tới hàng nghìn kilomet. Ảnh: Máy bay vận tải chiến lược Y-20 của Trung Quốc.
Sau khi đến địa điểm được xác định trước, trung đoàn được lệnh thực hiện các cuộc tập trận bắn đạn thật; trung đoàn chỉ mất 18 phút để hoàn thành việc chiếm lĩnh trận địa và tổ chức khai hỏa ngay sau đó. Ảnh: Pháo binh Trung Quốc tập trận bắn đạn thật tại Tây Tạng. Ảnh: Weibo
Theo truyền thông Trung Quốc, đơn vị pháo binh tầm xa đã bắn trúng mục tiêu kích cỡ xe tăng ở cự ly hàng trăm km; điều này đã tạo ra thế răn đe với phía Ấn Độ?.
Sau nhiều năm dồn lực xây dựng, mạng lưới giao thông của Trung Quốc đã được thiết lập khá hoàn chỉnh; hiện giao thông của phía Trung Quốc hoàn chỉnh hơn nhiều phía Ấn Độ; do vậy việc đảm bảo hậu cần từ tuyến sau của Trung Quốc tốt hơn rất nhiều. Nên nhớ rằng, trong cuộc chiến năm 1962, phần lớn việc đảm bảo hậu cần của Trung Quốc là bằng sức người. Ảnh: Mạng lưới đường sắt cao tốc lên phía tây của Trung Quốc.
Với việc đưa vào sự phục vụ của máy bay vận tải chiến lược Y-20, Quân đội Trung Quốc sẽ có bước đột phá trong vận tải chiến lược; do vậy cũng dễ hiểu khi Trung Quốc luôn tự tin nói rằng, hiện nay Quân đội Trung Quốc đều cách xa khu vực xung đột 200 km; tuy nhiên nếu tình huống xảy ra, họ có thể không vận nhanh chóng lực lượng đến khu vực xung đột dưới 1 giờ. Như vậy Ấn Độ phải hết sức nêu cao cảnh giác.