Chiều 5/7, đoàn người bắt đầu tại đường Mạc Thiên Tích diễu hành khoảng 3 km qua các đường Ngô Quyền, An Dương Vương, Nguyễn Tri Phương, Trần Phú, Trần Hưng Đạo và kết thúc tại Trung tâm văn hóa quận 5.
Tết Nguyên tiêu, còn gọi là Tết Thượng nguyên, tổ chức vào ngày rằm tháng Giêng là dịp để mọi người cầu an, giải hạn, mong cho một năm an lành.
Mọi năm, vào dịp Tết Nguyên tiêu, cộng đồng người Hoa ở quận 5 đều tổ chức diễu hành. Năm nay, do Covid-19 nên hoạt động dời lại. Buổi diễn hành được tổ chức "muộn" cũng kết hợp mừng Tết Nguyên tiêu thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, do Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch chứng nhận.
Các thành viên diễu hành hóa thân tiên nữ, quân lính, lân sư rồng, nhạc kịch... biểu diễn trên phố.
Mọi năm, vào dịp Tết Nguyên tiêu, cộng đồng người Hoa ở quận 5 đều tổ chức diễu hành. Năm nay, do Covid-19 nên hoạt động dời lại. Buổi diễn hành được tổ chức "muộn" cũng kết hợp mừng Tết Nguyên tiêu thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, do Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch chứng nhận.
Các thành viên diễu hành hóa thân tiên nữ, quân lính, lân sư rồng, nhạc kịch... biểu diễn trên phố.
Trong trang phục truyền thống, các cô gái người Hoa biểu diễn điệu múa quạt truyền thống.
Trong trang phục truyền thống, các cô gái người Hoa biểu diễn điệu múa quạt truyền thống.
Hoàng Thị Ngọc Khuyên (15 tuổi) rạng rỡ khi lần đầu được tham gia diễu hành đường phố. "Năm nay em biểu diễn múa quạt, điệu Hoa tươi khai nở. Cả nhóm mất gần hai tuần để tập luyện, trình diễn cho người dân theo dõi", Khuyên nói.
Hoàng Thị Ngọc Khuyên (15 tuổi) rạng rỡ khi lần đầu được tham gia diễu hành đường phố. "Năm nay em biểu diễn múa quạt, điệu Hoa tươi khai nở. Cả nhóm mất gần hai tuần để tập luyện, trình diễn cho người dân theo dõi", Khuyên nói.
Đoàn văn nghệ biểu diễn những điệu nhạc truyền thống của người Hoa với nhạc cụ như trống, chiêng, kèn... tạo không khí rộn ràng trên phố.
Đoàn văn nghệ biểu diễn những điệu nhạc truyền thống của người Hoa với nhạc cụ như trống, chiêng, kèn... tạo không khí rộn ràng trên phố.
Ở mỗi đoạn ngã ba, ngã tư, đoàn múa lân múa rồng đều dừng lại biểu diễn khoảng 2 đến 3 phút. Lực lượng CSGT và môtô dẫn đường luôn túc trực để mở đường, giữ an ninh cho đoàn diễu hành.
Ở mỗi đoạn ngã ba, ngã tư, đoàn múa lân múa rồng đều dừng lại biểu diễn khoảng 2 đến 3 phút. Lực lượng CSGT và môtô dẫn đường luôn túc trực để mở đường, giữ an ninh cho đoàn diễu hành.
Một nhóm khác cầm theo những chiếc liễn được viết các câu chúc tốt lành bằng tiếng Hoa.
Một nhóm khác cầm theo những chiếc liễn được viết các câu chúc tốt lành bằng tiếng Hoa.
Đứng trên ban công trên đường Trần Hưng Đạo, bà Vương Huệ Ngọc dùng điện thoại lưu lại khoảnh khắc đoàn diễu hành đi qua.
Đứng trên ban công trên đường Trần Hưng Đạo, bà Vương Huệ Ngọc dùng điện thoại lưu lại khoảnh khắc đoàn diễu hành đi qua.
Người dân dọc các tuyến đường đoàn diễu hành đi qua hào hứng đứng hai bên đường theo dõi, quay chụp lại không khí ngày hội.
Người dân dọc các tuyến đường đoàn diễu hành đi qua hào hứng đứng hai bên đường theo dõi, quay chụp lại không khí ngày hội.
Bế chú chó diện trang phục sặc sỡ trên tay, bà Trinh vừa xem, vừa cổ vũ đoàn lân sư rồng biểu diễn trước cửa nhà mình trên đường Ngô Quyền.
"Tết Nguyên tiêu là lễ hội lớn của người Hoa, để cầu mong mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an. Tôi khá tiếc khi năm nay không diễu hành đúng ngày nhưng cũng thấy vui khi hoạt động này thành di sản phi vật thể", bà Trinh chia sẻ.
Bế chú chó diện trang phục sặc sỡ trên tay, bà Trinh vừa xem, vừa cổ vũ đoàn lân sư rồng biểu diễn trước cửa nhà mình trên đường Ngô Quyền.
"Tết Nguyên tiêu là lễ hội lớn của người Hoa, để cầu mong mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an. Tôi khá tiếc khi năm nay không diễu hành đúng ngày nhưng cũng thấy vui khi hoạt động này thành di sản phi vật thể", bà Trinh chia sẻ.
Chiếc xe chở theo mô hình Bằng chứng nhận Tết Nguyên Tiêu của người Hoa quận 5 trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Hoạt động diễu hành diễn ra một tiếng, kết thúc tại sân khấu chính ở Trung tâm văn hóa quận 5. Buổi lễ ngoài nghi thức trao bằng còn có những chương trình văn hóa nghệ thuật đặc trưng của người Hoa, tặng chữ thư pháp, chơi đố đèn và vớt cá vàng, triển lãm ảnh...
Chiếc xe chở theo mô hình Bằng chứng nhận Tết Nguyên Tiêu của người Hoa quận 5 trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Hoạt động diễu hành diễn ra một tiếng, kết thúc tại sân khấu chính ở Trung tâm văn hóa quận 5. Buổi lễ ngoài nghi thức trao bằng còn có những chương trình văn hóa nghệ thuật đặc trưng của người Hoa, tặng chữ thư pháp, chơi đố đèn và vớt cá vàng, triển lãm ảnh...
Hơn 600 người diễu hành đón Tết Nguyên Tiêu "muộn'