Trước đó, sáng ngày 3/7, tại tổ 9, ấp Vĩnh Thuận, xã Vĩnh Thạnh Trung, huyện Châu Phú, phía dưới Cầu Vịnh Tre khoảng 550m, xảy ra hiện tượng răn nứt cặp bờ tây sông Hậu một đoạn dài khoảng 80m, dạng hàm ếch ăn sâu từ 3m đến 7m. Bề rộng vết nứt hở từ 0,1m đến 0,4m và có nguy cơ bị sạt lở là rất cao. Vị trí răn nứt cách Quốc lộ 91 khoảng 80m, sơ bộ phạm vi có khả năng bị ảnh hưởng khoảng 250m.
Nguyên nhân hiện tượng răn nứt ban đầu được xác định do mái bờ sông thẳng đứng, đoạn sông hẹp, tác động của dòng chảy do dòng chảy áp sát bờ, các phương tiện giao thông thủy và mưa lớn làm cho nền đất tại khu vực yếu gây ra hiện tượng răn nứt.
Ông Lương Huy Khanh, cũng cho biết, đoạn răn nứt này nằm trong khu vực cảnh báo nguy hiểm của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang.
Răn nứt cặp bờ tây sông Hậu tuy không có thiệt hại về người, nhưng ảnh hưởng đến 54 hộ dân sống trong khu vực. Trong đó, ảnh hưởng trực tiếp 7 căn nhà của và 1 mái trại phải đi dời khẩn cấp, ước thiệt hại của khoảng 670 triệu đồng.
Sau khi phát hiện vết răn nứt, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo ứng phó biến đổi khí hậu - Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh An Giang, lãnh đạo UBND huyện Châu Phú cùng ban, ngành, đoàn thể huyện đến khảo sát thực tế, huy động lực lượng công an, dân quân… hỗ trợ các hộ dân bị ảnh hưởng di dời khẩn cấp đến nơi an toàn trước mắt cho 7 hộ dân trong phạm vi nguy cơ sạt lở cao.
Đến chiều ngày 6/7, UBND huyện Châu Phú đã phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang khoanh vùng, rào chắn bảo vệ, chặt cây di dời vật kiến trúc để giảm tải trọng lên mái bờ; kéo dây, lắp đặt biển báo tạm và bố trí lực lượng trực 24/24, đồng thời tiếp tục theo dõi để cảnh báo cho người dân biết không đi vào khu vục này.