Trong xã hội phong kiến cổ đại, nhiều bá tánh phải sống trong hoàn cảnh mưu sinh vô vọng. Họ luôn nhìn những người trong hoàng tộc bằng ánh mắt ao ước và ngưỡng mộ. Bởi số phận của hoàng thân quốc thích luôn được gắn liền với quyền lực và vinh quang ngay từ khi chào đời, nên họ có thể làm bất cứ điều gì mình muốn.
Tuy nhiên, trên thực tế, cuộc sống hoàng cung cũng đầy rẫy những hà khắc áp lực, chỉ cần sơ suất một chút, cuộc sống của họ hoàn toàn có thể chìm trong vô vọng.
Nhà Thanh thời Khang Hi Đế có một vị Hoàng tử là một ví dụ điển hình như vậy. Mặc dù con trai của Hoàng để, nhưng vị Hoàng tử này lại bị giam lỏng như thú nuôi trong một "cái lồng" lộng lẫy. Sau đó, vì quá nhàm chán nên ông ta coi việc sủng hạnh sinh con như một trò chơi và cuối cùng sinh được 29 người con.
Vị Hoàng tử này chính là Ái Tân Giác La-Doãn Thì, con trai thứ 5 của Hoàng đế Khang Hi. Doãn Thì từng là vị Hoàng tử mà Khang Hi yêu quý nhất, được chỉ định là "Hoàng trưởng tử". 4 vị hoàng huynh của Doãn Thì, người thì mất sớm, người thì bị phế bỏ vương vị.
Doãn Thì từ nhỏ thể hiện tố chất thông minh, càng lớn lại càng bộc lộ sự tài hoa xuất chúng, khiến Khang Hi vô cùng hài lòng, thường cho phép ông đến nghe và đàm luận chính sự. Mỗi lần như thế, Doãn Thì đều đưa ra những ý kiến và giải pháp vô cùng thấu đáo. Ông còn vinh dự được 3 lần xuất chinh cùng Khang Hi Đế, lập được vô số chiến công, được sắc phong làm Trực Quận Vương.
Nhận được sự yêu quý của phụ hoàng, dã tâm của Doãn Thì ngày càng lớn, một lòng muốn trở thành Thái tử kế thừa hoàng vị. Doãn Thì luôn tỉ mỉ chú ý thái độ của Khang Hi Đế đối với Hoàng Thái tử Doãn Nhưng, bởi giữa 2 người phát sinh rất nhiều sự kiện dẫn đến quan hệ thay đổi. Cho đến khi sự kiện phế Thái tử lần đầu tiên xảy ra, Doãn Thì cho rằng cơ hội để giành ngôi Thái tử cuối cùng đã đến.
Doãn Thì có rất nhiều lợi thế trong việc tranh đoạt vị trí Trưởng tử, tuy nhiên ông lại chỉ nhìn được cái lợi trước mắt. Sau khi Doãn Nhưng bị giam giữ, Doãn Thì đã dâng tấu đề nghị Khang Hi Đế xử tử Dận Nhưng.
Điều này khiến Khang Hi Đế vô cùng tức giận và nhận ra dã tâm của Doãn Thì. Khang Hi Đế quát lớn: "Bất am quân thần đại nghĩa, bất niệm phụ tử chí tình, thiên lý quốc pháp, giai sở bất dung".
Khang Hi Đế cho rằng Doãn Thị tâm tư thâm độc, vì lợi mà không màng tình thủ túc, đối với anh ruột của mình lại có thể đưa ra ý đồ mưu hại như vậy.
Mặc dù các Hoàng tử trong cung đều bằng mặt không bằng lòng, nhưng không một vị Hoàng đế nào lại muốn chứng kiến con cái của họ mưu hại lẫn nhau, và huynh đệ tranh quyền đoạt vị là điều tối kỵ trong Tử Cấm Thành.
Sau khi đắc tội với Khang Hi Đế, những Hoàng tử khác cũng thừa cơ đổ thêm dầu vào lửa, vu cáo Doãn Thì câu kết với Vu thuật sư người Mông Cổ làm tà thuật hãm hại Dận Nhưng. Khang Hi Đế vì vậy càng thêm tức giận, hạ chỉ giam cầm Doãn Thì trong thủ phủ, cho quân lính ngày đêm trông giữ, không được ra ngoài nếu không có lệnh.
Bị giam cầm, Doãn Thì vẫn rất tự tin và lạc quan, cho rằng Khang Hi Đế vì nhất thời nóng giận nên mới hành động như vậy. Qua vài ngày khi Hoàng đế nguôi ngoai, chắc chắn sẽ thả ông ra ngoài.
Tuy nhiên, ngày tháng cứ thế trôi qua mà không có chỉ dụ truyền đến, Doãn Thì hiểu rằng Khang Hi Đế đã bỏ rơi mình, biết bản thân không còn khả năng tranh đoạt vương vị, nên cũng dần phải chấp nhận thực tế.
Cuộc sống sau đó của ông hoàn toàn như một "thú nuôi" bị giam lỏng, ngày ngày chỉ có ăn và ngủ, hoàn toàn không có sinh khí.
Dù bị giam lỏng nhưng Doãn Thì vẫn là một Hoàng tử, tuy không thể ra ngoài nhưng ông vẫn nạp rất nhiều thê thiếp (tổng cổng 2 Đích Phúc tấn và 11 thứ thiếp). Vì thế, trong suốt 26 năm nhàn rỗi chỉ ăn với ngủ, Doãn Thì hạ sinh được 15 người con trai và 14 người con gái.
Tên ban đầu của Doãn Thì là Ái Tân Giác La-Dận Thì. Sau khi Ung Chính Đế lên ngôi đã đổi tên ông thành Doãn Thì để tránh kỵ huý. Doãn Thì qua đời vào năm Ung Chính thứ 12 (năm 1735), hưởng thọ 64 tuổi và được an táng theo nghi lễ dành cho Bối tử.
Nguồn: https://www.doisongphapluat.com/giai-tri/vi-hoang-tu-bi-vua-khang-hi-giam-cam-ca-doi-nhan-roi-chi-an-voi-ngu-cuoi-cung-sinh-duoc-29-nguoi-con-a326940.html