Trong sử sách Tam Quốc tới giờ vẫn ghi chép rõ từng lời tương truyền về hai bậc đại quân sư, bao gồm Ngọa Long (tức Khổng Minh) và Phượng Sồ (tức Bàng Thống). Rằng nếu ai có được sự phò tá của một trong hai người này thì nhất định có thể trấn hưng thiên hạ. Tôn Quyền bên đất Đông Ngô từng có duyên làm minh chủ được Bàng Thống phò trợ.
Nho sĩ thời ấy vẫn thường tâm niệm với đời rằng: "Đã là một lòng thì quyết không dành để thờ hai chủ", do vậy trước sự kiện sau này Bàng Thống chọn rời bỏ Tôn Quyền, về đất Kinh Châu phò trợ Lưu Bị thực sự đã gây nên nhiều tranh cãi cho những người lâu năm theo dõi phim, truyện Tam Quốc. Trên Fanpage bàn luận về Khổng Minh Truyện (Fb.com/KhongMinhTruyen), rất nhiều ý kiến phân tích cho rằng Bàng Thống là kẻ có lối sống phản chủ, hoàn toàn thua xa đức độ của Khổng Minh (tức Gia Cát Lượng), nhưng cũng có người luận rằng Bàng Thống là người thức thời, việc về với Lưu Bị của Bàng Thống là một điều hoàn toàn đúng đắn bởi ít nhiều nho sĩ thời ấy cũng hay nói với nhau: "Thà bước trăm dặm để phò người trọng dụng mình còn hơn bước mười dặm để phò người không biết trọng dụng mình". Vậy trước hai ý này, ý kiến nào mới là đúng?
Bàng Thống (Phượng Sồ) thực sự có phải kẻ phản chủ khi rời bỏ Tôn Quyền, về phò trợ Lưu Bị?
Trận Xích Bích sẽ không thể thắng nếu thiếu kế của Bàng Thống
Người đời tương truyền rằng, Bàng Thống không lập gia thất, dành một thời trai trẻ của mình để ngao du thiên hạ mặc dù biết mình sinh phải thời chiến loạn Tam Quốc, thời điểm trước trận Xích Bích, hai bên Đông Ngô và Thục Hán hợp lực cùng nhau chống Tào Ngụy, lúc này Bàng Thống đã theo Đông Ngô, tự dùng mình vào kế phản gián, một mình giả vờ xin hàng theo Ngụy, một mặt hiến kế cho Tào Tháo dùng xích sắt ghép các thuyền lại thành một cụm để tránh cho quân sĩ say sóng nhưng thực chất là khiến thuyền không tản ra được khi bị hỏa công.
Nhờ vậy mà khi Chu Du sử dụng hỏa công, thuyền của Tào Tháo tập trung lại thành một cụm nên không chạy thoát được, đành cháy rụi hết. Từ sự kiện này ta có thể thấy đại quân sư Bàng Thống rất ít khi xuất hiện để hiến kế, nhưng một khi đã có kế hiến thì nhất định đó là diệu kế mang lại thắng lợi cho toàn trận.
Bàng Thống chấp nhận mang tiếng phản chủ khi rời bỏ Tôn Quyền?
Tôn Quyền vì nhìn thấy diện mạo kỳ quặc của Bàng Thống mà không sinh ý trọng dụng.
Sau khi Chu Du mất, nhận thấy vị trí Đô đốc quản quân của Đông Ngô một ngày thiếu người, trăm đường bất lợi nên Lỗ Túc – một triều thần của Đông Ngô đã viết thư tiến cử Bàng Thống cho Tôn Quyền, nhưng có lẽ vì khi đó Tôn Quyền vẫn còn vướng trong nỗi đau mất đi hiền tài Chu Du nên đã không mảy may chú ý tới Bàng Thống, chỉ giao cho Bàn Thống một chức quan nhỏ và để Lỗ Túc thay Chu Du sau này. Nhận thấy mình không được minh chủ Tôn Quyền trọng dụng nên Bàng Thống khi đó lập tức từ quan, tiếp tục cuộc sống ngao du sơn thủy của mình trong thời loạn chiến.
Bàng Thống về với Lưu Bị như cá gặp nước, phụng tề thiên vân?
Nghe theo lời Lỗ Túc tiến cử, Bàng Thống chọn về đất Thục Hán, theo phò tá Lưu Bị.
Trong sử sách Tam Quốc cũng có nêu Lỗ Túc là một người thức thời, vậy nên khi nghe Bàng Thống nói từ nay về sau sẽ không còn tới màng thế sự, chỉ sống một cuộc đời lang bạt phiêu du, Lỗ Túc cảm thấy tiếc nuối cho một tài năng mưu lược như Bàng Thống nên một mặt làm bài hịch mắng bạn mình, một mặt viết thư tiến cử Bàng Thống với Lưu Bị. Về đất Kinh Châu, Bàng Thống được Lưu Bị cho làm quan của một huyện nhỏ tên Lỗi Dương. Nhưng sau đó thấy dân tình phản ánh Bàng Thống không chú trọng xử lý công việc nên Lưu Bị đành phải cách chức người này.
Bàng Thống không làm tròn chức quan nhỏ ở huyện Lỗi Dương, khiến cho Trương Phi rất tức giận.
Biết chuyện, Lỗ Túc bên Đông Ngô lần hai viết thư cho Lưu Bị tiến cử Bàng Thống, nói rõ rằng không thể dùng Bàn Thống vào một chức quan nhỏ. Khổng Minh lúc này cũng khuyên Lưu Bị nên quan tâm tới Bàn Thống. Do vậy nên Lưu Bị bèn triệu tập Bàng Thống để cùng ông đàm luận về mưu lược thiên hạ, sau buổi trò truyện ấy, Lưu Bị rất cảm phục chí lớn của Bàn Thống, lập tức bổ nhiệm ông làm Quân sư trung lang tướng, vai trò cùng cấp với Khổng Minh.
Dẫu biết với lớp nho sĩ thời Tam Quốc, quan niệm “Đã là một lòng thì quyết không dành để thờ hai chủ” thực sự là một điều đáng quý mà rất ít người giữ trọn được lý tưởng này để trở thành những bậc hiền nhân như Khổng Minh. Tuy nhiên không trường hợp của Bàng Thống chưa thể gọi là một lòng thờ phụng hai chủ vì ông đã rõ ràng rời bỏ Đông Ngô – nơi không trọng dụng tài năng của mình để về với đất Thục Hán.
Hiến nhiều thần cơ diệu kế cho Lưu Bị, nhưng Bàng Thống chưa bao giờ hiến mưu để làm hại tới đất Đông Ngô.
Hơn nữa, ta cũng không thể xếp hạng Bàng Thống ngang với những kẻ phản chủ bởi sau khi về với Lưu Bị, thời điểm Thục Hán và Đông Ngô xảy ra nhiều xung đột, Bàng Thống chưa bao giờ chủ động hiến kế giúp Lưu Bị làm hại tới Đông Ngô, mà có được hỏi thì ông cũng khéo lời chối từ. Một mặt khác, ông luôn luôn lấy tinh thần “dĩ hòa vi quý” khi nói về vấn đề giữa Đông Ngô và Thục Hán. Do đó khi nhận ra Bàng Thống cũng là một người nhân nghĩa giống như mình, Lưu Bị thêm phần kính nể và ngày càng trọng dụng hiền tài này nhiều hơn.