Dân Việt

7 hệ thống phòng không thống trị bầu trời: S-400 có phải số 1?

Đức Hải 20/07/2020 19:31 GMT+7
Hệ thống phòng không tầm siêu xa S-400 của Nga có thể tấn công đồng thời 36 mục tiêu ở cự ly tới 400 km, tầm cao 30 km.
7 hệ thống phòng không thống trị bầu trời: S-400 có phải số 1? - Ảnh 1.

1. MIM-104C Patriot PAC-2 là hệ thống phòng không tầm trung đến tầm xa do tập đoàn Raytheon sản xuất. PAC-2 là biến thể nâng cấp từ PAC-1. Hệ thống được thử nghiệm vào năm 1987, đưa vào sử dụng từ năm 1990. Khẩu đội PAC-2 gồm 3 phương tiện phóng di dộng trang bị 4 đạn tên lửa/xe, radar tìm kiếm mục tiêu kiêm điều khiển hỏa lực AN/MPQ-53. Patriot PAC-2 có cơ chế dẫn đường bám theo đạn tiên tiến cho phép hệ thống tiêu diệt các mục tiêu nhỏ cơ động cao như tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo chiến thuật. PAC-2 đã trở thành hệ thống phòng không đầu tiên trên thế giới đánh chặn thành công tên lửa đạn đạo trong chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất. MIM-104C có tầm bắn 160 km, tầm cao 24 km. Ảnh: AP

7 hệ thống phòng không thống trị bầu trời: S-400 có phải số 1? - Ảnh 2.

2. MIM-104F PAC-3 là một biến thể của hệ thống phòng không Patriot được thiết kế chuyên dùng cho nhiệm vụ đánh chặn tên lửa đạn đạo. Về cơ bản, PAC-3 giống với PAC-2 về phương tiện mang phóng, nhưng mỗi bệ phóng mang theo 16 đạn tên lửa so với 4 tên lửa của PAC-2. PAC-3 sử dụng radar tìm kiếm mục tiêu kiêm điều khiển hỏa lực AN/MPQ-65 với bộ vi xử lý mạnh hơn. MIM-104F được trang bị công nghệ "truy đuổi - tiêu diệt" tiên tiến. Tên lửa sử dụng đầu đạn động năng không thuốc nổ và tiêu diệt mục tiêu bằng vụ va chạm tốc độ cao. PAC-3 có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo cao gấp 5 lần so với PAC-2. MIM-104F có tầm bắn 35 km. Ảnh: Daum

7 hệ thống phòng không thống trị bầu trời: S-400 có phải số 1? - Ảnh 3.

3. S-300 là hệ thống tên lửa phòng không tầm xa được đưa vào hoạt động trong lực lượng phòng không Nga từ năm 1979. Hệ thống được thiết kế để chống lại các mối đe dọa từ máy bay và tên lửa hành trình. Mỗi khẩu đội S-300 gồm 3 xe mang phóng với 4 đạn tên lửa/xe, một radar tìm kiếm mục tiêu đường không 36D6, radar điều khiển hỏa lực 30N6. Các biến thể nâng cấp về sau được trang bị radar tìm kiếm mục tiêu 64N6E, radar điều khiển hỏa lực 30N6E cùng xe đài nhìn vòng mọi độ cao 96L6. S-300 có thể sử dụng nhiều loại đạn tên lửa khác nhau với tầm bắn từ 40-150 km, tầm cao 30 km. Ảnh: Ria Novosti

7 hệ thống phòng không thống trị bầu trời: S-400 có phải số 1? - Ảnh 4.

4. SAMP/T là một sản phẩm độc đáo của tập đoàn MBDA châu Âu. Hệ thống được thiết kế để thiết lập khu vực phòng thủ trên mặt đất. SAMP/T sử dụng đạn tên lửa Aster-30 có tầm bắn 120 km, tầm cao 30 km. Thành phần chính của hệ thống bao gồm radar tìm kiếm mục tiêu kiêm điều khiển hỏa lực Arabel cùng xe mang phóng chứa 8 đạn tên lửa. Ảnh: Forcesoperations

7 hệ thống phòng không thống trị bầu trời: S-400 có phải số 1? - Ảnh 5.

5. S-350 Vityaz là hậu duệ của hệ thống phòng không S-300. Hệ thống được thiết kế để thay thế cho tên lửa S-300 trong biên chế lực lượng phòng không Nga. Thành phần hệ thống S-350 bao gồm: Radar tìm kiếm mục tiêu kiêm điều khiển hỏa lực 50N6A, xe chỉ huy trung tâm 50K6A, bệ phóng 50P6. Mỗi xe phóng mang theo 12 đạn tên lửa 9M96 tầm bắn 40 km. Ảnh: Armyrecognition.

7 hệ thống phòng không thống trị bầu trời: S-400 có phải số 1? - Ảnh 6.

6. THAAD là hệ thống phòng không được thiết kế để đánh chặn tên lửa đạn đạo. Cảm biến chính của hệ thống là radar quét mạng pha điện tử chủ động AN/TPY-2. Mỗi xe phóng cơ động mang theo 8 đạn tên lửa. Hệ thống THAAD được trang bị công nghệ "truy đuổi - tiêu diệt" tiên tiến. Tên lửa tiêu diệt mục tiêu bằng vụ va chạm tốc độ cao và không sử dụng đầu đạn. Điểm độc đáo của hệ thống THAAD là khi phóng lên tên lửa sẽ thực hiện một màn xoắn ốc để thu động năng cho vụ va chạm tốc độ cao. Hệ thống THAAD có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo ở phạm vi 200 km, tầm cao 150 km. Ảnh: Armyrecognition

7 hệ thống phòng không thống trị bầu trời: S-400 có phải số 1? - Ảnh 7.

7. S-400 Triumf được chế tạo bởi tập đoàn Almaz-Antey. Đây là hệ thống phòng không tầm siêu xa được thiết kế để đối phó với hàng loạt mục tiêu đường không khác nhau. Thành phần hệ thống bao gồm: Radar tìm kiếm mục tiêu đường không 92N6E có phạm vi tìm kiếm mục tiêu lên đến 600 km, radar điều khiển hỏa lực 91N6E cùng sự hỗ trợ của radar nhìn vòng mọi độ cao 96L61. S-400 có thể phóng nhiều loại đạn tên lửa khác nhau với tầm bắn từ 40-400 km chống máy bay, 2-60 km chống tên lửa đạn đạo. S-400 là hệ thống phòng không trên mặt đất có tầm bắn xa nhất thế giới hiện nay. Ảnh: Armyrecognition