Dân Việt

Hết năm 2020, giải quyết xong hồ sơ người có công

Minh Nguyệt (thực hiện) 22/07/2020 06:00 GMT+7
Những ngày này, nhiều hoạt động tưởng niệm, tri ân các anh hùng, thương binh, liệt sĩ và người có công (NCC) đang được tổ chức trên cả nước. Làm gì để các hoạt động này thêm ý nghĩa, góp phần để cuộc sống của họ bớt khó khăn, vất vả? Dân Việt đã trao đổi với ông Lê Tấn Dũng - Thứ trưởng Bộ LĐTBXH.

Những ngày này, nhiều hoạt động tưởng niệm, tri ân các anh hùng, thương binh, liệt sĩ và người có công (NCC) đang được tổ chức trên cả nước. Làm gì để các hoạt động này thêm ý nghĩa, góp phần để cuộc sống của họ bớt khó khăn, vất vả? Dân Việt đã trao đổi với ông Lê Tấn Dũng - Thứ trưởng Bộ LĐTBXH.

Ông Lê Tấn Dũng cho biết, những năm qua công tác chăm sóc NCC luôn được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội chú trọng. Hiện cả nước có hơn 9,2 triệu NCC, trong đó có 1,4 triệu người đang hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng.

Nâng mức sống của NCC bằng cư dân địa phương

Những năm qua, công tác chăm lo NCC được thực hiện khá tốt, nhưng thực tế vẫn còn một bộ phận NCC thuộc diện hộ nghèo. Bộ LĐTBXH có giải pháp gì để chăm lo và tiến tới xóa bỏ hộ nghèo thuộc diện NCC?

- Cuối năm 2018, Bộ LĐTBXH đã tiến hành khảo sát về vấn đề này. Qua khảo sát và rà soát ở các địa phương chúng tôi thấy, hiện nhiều địa phương còn hộ nghèo có thành viên là NCC với cách mạng. Cụ thể, còn khoảng hơn 10 tỉnh có NCC thuộc hộ nghèo. Để giải quyết vấn đề này, Bộ LĐTBXH đã yêu cầu địa phương triển khai rà soát và xem xét từng hoàn cảnh, điều kiện của hộ nghèo có thành viên là NCC để xem những người đó thuộc đối tượng nào trong diện 12 đối tượng NCC để có cách hỗ trợ kịp thời, chính xác.

Hết 2020, giải quyết xong hồ sơ người có công   - Ảnh 1.

Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn thăm và trao hỗ trợ xây nhà Đại đoàn kết cho bà Đào Thị Tuyết (65 tuổi, ở thôn Hồng Vượng, xã Vượng Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh), là thương binh 4/4. Ảnh: T.L

Theo Bộ trưởng Bộ LĐTBXH, qua 3 năm thực hiện (2017-2019), đến nay Bộ đã trình công nhận và cấp Bằng Tổ quốc ghi công đối với 2.204 liệt sĩ, công nhận trên 2.500 thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, trong đó nhiều trường hợp đã hy sinh từ thời kỳ kháng chiến chống Pháp, như: Những đội viên du kích chống càn, những người bị tra tấn đến chết trong tù vào những năm 40, 50 của thế kỷ trước; những chiến sĩ thuộc các dân tộc thiểu số, những tín đồ tôn giáo đã ngã xuống vì độc lập, tự do của Tổ quốc.

Khi đã có kết quả phân tích, yêu cầu địa phương tập trung mọi nguồn lực để hỗ trợ giảm nghèo cho NCC với cách mạng. Về lâu dài, ngoài việc điều chỉnh mức trợ cấp hàng năm, Bộ cũng đang nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Pháp lệnh ưu đãi NCC. Dự kiến, Bộ LĐTBXH sẽ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét dự thảo sửa đổi Pháp lệnh NCC sửa đổi trong tháng 8/2020.

Một trong những mục tiêu mà dự thảo Pháp lệnh sửa đổi đặt ra là phải nâng mức sống của NCC với cách mạng lên bằng hoặc cao hơn với mức sống của cư dân nơi NCC đang sinh sống.

Ngoài vấn đề chăm sóc, hỗ trợ NCC thoát nghèo, hiện nay chúng ta cũng đang thực hiện Quyết định 22 hỗ trợ xây, sửa nhà cho NCC. Vấn đề này được thực hiện ra sao thưa ông?

- Chương trình xây dựng, sửa chữa nhà theo Quyết định 22 của Thủ tướng Chính phủ, cơ quan chủ trì chương trình này là Bộ Xây dựng, còn Bộ LĐTBXH và các bộ, ngành liên quan là các cơ quan phối hợp. Khi Bộ Xây dựng chủ trì thực hiện, Bộ LĐTBXH cùng các đơn vị có liên quan cũng đã tham gia các đoàn đi các địa phương để kiểm tra tiến độ thực hiện Quyết định 22.

Tính đến hết tháng 7/2020, về cơ bản chương trình đã hoàn thành 90% khối lượng. Ngoài chương trình theo Quyết định 22, nhiều địa phương còn huy động các nguồn lực xã hội hóa chủ động sửa chữa nhà cho NCC. Nhiều nhà được đầu tư xã hội hóa, có kinh phí hỗ trợ rất cao, lên tới 60-70 triệu đồng/nhà, cao hơn cả mức hỗ trợ từ nguồn ngân sách của Quyết định 22.

Ưu tiên giải quyết hồ sơ tồn đọng

img

Ông Lê Tấn Dũng - Thứ trưởng Bộ LĐTBXH

Những ngày này, nhiều hoạt động tưởng niệm, tri ân, chăm lo cho các anh hùng, thương binh, liệt sĩ và người có công (NCC) đang được tổ chức rộng khắp trên cả nước. Làm gì để các hoạt động này thêm ý nghĩa, hiệu quả, góp phần để cuộc sống của những NCC bớt khó khăn, vất vả? Phóng viên Báo NTNN đã trao đổi với ông Lê Tấn Dũng - Thứ trưởng Bộ LĐTBXH.

Việc giải quyết hồ sơ tồn đọng, thực hiện chính sách NCC đến thời điểm này đã được triển khai thế nào?

- Từ cuối năm 2016 và đầu năm 2017, Bộ LĐTBXH đã tập trung triển khai giải quyết các hồ sơ tồn đọng. Đây là mục tiêu trọng tâm trong giai đoạn 2017-2020.

Về cơ bản chúng ta đã giải quyết xong các hồ sơ tồn đọng theo đúng tinh thần Chỉ thị 14 của Ban bí thư. Theo báo cáo của 49 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, có 8 địa phương đã giải quyết xong hồ sơ tồn đọng, 14 địa phương không có hồ sơ tồn đọng. Trong thời gian tới, Bộ LĐTBXH sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác hướng dẫn và thẩm định, phấn đấu đến hết năm 2020 giải quyết căn bản hồ đề nghị xác nhận NCC với cách mạng còn tồn đọng. Từ năm 2021 trở đi, Bộ LĐTBXH sẽ tiếp tục có những điều chỉnh với hồ sơ vướng mắc.

Riêng với các hồ sơ liệt sĩ còn thiếu thông tin, giai đoạn tới Bộ LĐTBXH sẽ có giải pháp gì để thực hiện?

- Xác định liệt sĩ còn thiếu thông tin là nỗi trăn trở lớn của Đảng, Nhà nước, nhân dân và người thân của các liệt sĩ, Bộ LĐTBXH cũng quyết tâm phối hợp với Bộ Quốc phòng để thực hiện tìm kiếm thông tin. Tuy nhiên, chiến tranh qua đã lâu, nhiều hài cốt đã không còn dấu hiệu nhận dạng, vì thế việc xác định thông tin rất khó khăn.

Để xác định danh tính hài cốt liệt sĩ, ngành LĐTBXH cũng phối hợp các tổ chức hội, các đoàn thể, tổ chức các chương trình "Đi tìm đồng đội" xác định thông tin.

Mặt khác để tìm kiếm thông tin liệt sĩ, các bộ  ngành cũng đang đẩy mạnh việc giám định ADN. Chương trình đã lấy mẫu sinh phẩm của hài cốt và lấy mẫu của người thân để sau này đối chứng. Kết quả thực hiện thời gian qua cũng khả quan, nhưng vẫn còn chậm.

Nhiều ý kiến lo ngại về kết quả giám định, cũng như thời gian giám định quá lâu sẽ tác động tới kết quả, khiến cho kết quả không chính xác. Bộ có lưu ý đến vấn đề đó không?

- Chúng tôi cũng xác định công việc tìm kiếm danh tính hài cốt liệt sĩ là cực kỳ gian nan. Việt Nam đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh khốc liệt, thời gian cũng đã lùi xa khiến cho việc tìm kiếm, xác minh hài cốt liệt sĩ ngày càng khó khăn. Nhiều liệt sĩ hy sinh ở những vùng đất gian khó, những vùng đất ngập nước, vùng núi... hài cốt không còn nguyên vẹn nên việc tìm kiếm, xác định danh tính gặp nhiều trở ngại, các mẫu hài cốt lấy cũng không đạt yêu cầu.

Mặc dù vậy, Bộ LĐTBXH cùng các bộ, ban, ngành liên quan vẫn luôn nỗ lực, chỉ cần có một tia hy vọng thì chúng tôi vẫn sẵn sàng vào cuộc với hy vọng sẽ xác định được danh tính cho các liệt sĩ còn thiếu thông tin.

Xin cảm ơn Thứ trưởng!

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tưởng niệm Mẹ Việt Nam anh hùng, các liệt sĩ...

Sáng 21/7, nhân kỷ niệm 73 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2020), tại Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Quảng Nam và Tượng đài Mẹ Việt Nam Anh hùng, Đoàn đại biểu lãnh đạo Đảng, Nhà nước gồm: Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai; Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam... đã thành kính dâng hoa, dâng hương tưởng niệm các Mẹ Việt Nam Anh hùng, anh linh các Anh hùng - Liệt sĩ.

img

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trao Bằng Tổ quốc ghi công cho gia đình các liệt sĩ. Ảnh: TTXVN

Sáng cùng ngày, lễ trao Bằng Tổ quốc ghi công cho thân nhân các gia đình liệt sĩ đã được Bộ LĐTBXH và UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức. Tại buổi lễ, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Trưởng ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Đào Ngọc Dung đã trao 73 Bằng Tổ quốc ghi công cho thân nhân các gia đình liệt sĩ đến từ nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước.

L.S