Tại sao thủ đô Rome của Italia được gọi là ‘Thành phố vĩnh hằng’?
Tên gọi này xuất phát từ niềm tin mãnh liệt của người La Mã thời xưa, cho rằng thành phố này sẽ trường tồn với thời gian, dù trải qua bất kỳ biến cố lớn nào.
Thủ đô Rome của Italia còn được biết đến với tên gọi "Thành phố vĩnh hằng" hoặc “Thành phố vĩnh cửu”. Tên gọi này xuất phát từ niềm tin mãnh liệt của người La Mã thời xưa, cho rằng thành phố này sẽ trường tồn với thời gian, dù trải qua bất kỳ biến cố lớn nào. Từ đó, biệt danh "Thành phố vĩnh hằng", “Thành phố vĩnh cửu” được gắn liền Rome.
Thủ đô Rome của Italy được lập thành lập năm 753 TCN, dưới thời trị vì của Romulus - hoàng đế đầu tiên của người La Mã. Trong suốt hơn 700 năm từ thế kỷ I-VII, Rome từng trở thành trung tâm quyền lực số một ở châu Âu.
Rome của người La Mã được xây dựng trên 7 quả đồi liền nhau, gồm: Cermalus, Cispius, Fagutal, Oppius, Palatium, Sucusa và Velia (tên mới của 7 ngọn đồi bây giờ là Myrtle, Blossom, Clock Tower, Jackson, Lumpkin, Old Shorter và Mount Aventine).
Trong số 7 ngọn đồi ở Rome, đồi Palatium gắn liền truyền thuyết của người La Mã thời cổ đại về hai anh em sinh đôi Romulus và Rimus bị bỏ rơi, được nuôi bằng sữa sói.
Rome còn được gọi là “Thành phố bảo tàng”. Tại đây, nhiều bảo tàng được xây dựng, du khách sẽ có cảm giác đứng trong một viện bảo tàng khổng lồ với những công trình kiến trúc cổ như quảng trường, nhà thờ, tượng thần, trường đấu.
Theo World Atlas, Roma là thành phố lớn nhất và đông dân nhất ở Italia với hơn 2,8 triệu người nội thị trong phạm vi 1.285 km2. Đây là thành phố đông dân thứ ba của Liên minh châu Âu, sau Berlin và Madrid.
Với lịch sử phát triển kéo dài gần 3.000 năm, từng là thủ đô của đế chế La Mã hùng mạnh trong quá khứ và Italy hiện tại, nhiều công trình tiêu biểu đã được xây dựng ở Rome trong suốt chiều dài lịch sử như: Đấu trường La Mã, Khải hoàn môn Constantinus, Đài phun nước Trevi.