Theo đó, thí sinh trúng tuyển phải đủ các điều kiện sau: Tốt nghiệp THPT, đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo đề án tuyển sinh, có điểm xét tuyển đạt điểm trúng tuyển vào ngành, chuyên ngành công bố. Điều kiện phụ áp dụng cho thí sinh có điểm xét tuyển bằng điểm trúng tuyển.
Cụ thể điểm trúng tuyển theo hình thức xét học bạ đối với các trường như sau:
Trường Đại học Bách khoa có 40 ngành xét tuyển học bạ đợt 1, điểm trúng tuyển trung bình từ 16-27 điểm. Trong đó, các ngành có điểm chuẩn cao gồm: Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa (27 điểm), Kỹ thuật máy tính (26 điểm), Kỹ thuật cơ khí - chuyên ngành Cơ khí hàng không (26 điểm). Điểm trúng tuyển thấp thuộc các ngành: Kỹ thuật môi trường (16 điểm), Kỹ thuật cơ sở hạ tầng (16 điểm), Kỹ thuật tàu thủy (16 điểm).
Trường Đại học Kinh tế có 18 mã ngành xét tuyển học bạ đợt 1, điểm trúng tuyển từ 20-27 điểm. Các ngành có điểm chuẩn cao nhất gồm: Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa (27,50 điểm), Kinh doanh quốc tế (27 điểm), Marketing (26,50 điểm), Kỹ thuật cơ khí - chuyên ngành Cơ khí hàng không (26 điểm).
Trường Đại học Sư phạm có 36 mã ngành xét chọn học bạ, điểm trúng tuyển từ 16 đến 20. Trường Đại học Ngoại ngữ có 17 mã ngành xét tuyển học bạ, điểm trúng tuyển từ 18 đến 25,73.
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật có 15 mã ngành xét tuyển học bạ, điểm trúng tuyển từ 15 đến 22,20.
Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kontum có 8 mã ngành xét tuyển học bạ, điểm trúng tuyển 15 điểm.
Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt-Anh có 4 mã ngành xét tuyển học bạ, điểm trúng tuyển từ 18,50 đến 20 điểm. Khoa Y Dược điểm trúng tuyển 24.53. Khoa Công nghệ Thông tin và Truyền thông có 3 mã ngành, điểm trúng tuyển 18. Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt , Hàn, có 3 mã ngành xét học bạ, điểm trúng tuyển 18.