Các biểu hiện lâm sàng của bệnh dại trên người lần lượt là sợ nước, sợ gió, co giật, liệt và dẫn đến tử vong. Khi đã lên cơn dại tỷ lệ tử vong gần như 100% (đối với cả người và động vật). Ngoài ra, virus dại còn có thể lây truyền từ người sang người qua cấy ghép mô, phủ tạng và vết cắn hoặc tiếp xúc với chất tiết của bệnh nhân dại.Vậy bạn cần làm gì khi bị chó cắn?
Vệ sinh vết cắn
Các biểu hiện lâm sàng của bệnh dại trên người lần lượt là sợ nước, sợ gió, co giật, liệt và dẫn đến tử vong. Khi đã lên cơn dại tỷ lệ tử vong gần như 100% (đối với cả người và động vật).
Vệ sinh vết cắn là bước vô cùng quan trọng, nếu bạn xử lý không đúng cách hoặc không kịp thời có thể làm tăng thêm nguy hiểm cho cơ thể. Do đó, nếu chẳng may bị chó cắn thì bạn cần nhanh tay thực hiện ngay bước sơ cứu sau.
Làm sạch: Điều quan trọng trước tiên là làm sạch vết thương do chó cắn. Bạn cần rửa vết thương dưới vòi nước chảy để loại bỏ tất cả mầm bệnh. Dùng bông và nước để rửa vết thương. Rửa nhẹ nhàng chứ đừng chà xát mạnh.
Ấn nhẹ vào vết cắn để loại bớt máu độc: Trong trường hợp vết cắn chưa làm chảy máu, bạn có thể chà xát nhẹ quanh miệng vết thương để máu rỉ ra. Cách này sẽ giúp ngăn chặn phần nào vi khuẩn xâm nhập.
Thuốc sát trùng: Để làm sạch vết chó cắn, bạn có thể dùng những thuốc sát trùng như cồn hoặc nước oxy già. Những thuốc này sẽ loại bỏ vi khuẩn có hại ở mức độ nhất định. Chỉ đổ một lượng nhỏ lên vết cắn. Hãy thổi nhẹ vào vết thương khi bôi thuốc vì nó sẽ rất xót.
Nâng cao vùng bị thương: Nếu bị chó cắn vào chân hay cánh tay, bạn cần giơ cao vùng bị thương lên. Việc này rất quan trọng vì khi bị chó cắn bạn có thể bị chảy máu nhiều và cách làm này sẽ giúp cầm máu.
Cầm máu và băng bó vết thương: Nếu vết thương chảy máu trong vòng 10 -15 phút sau khi bị chó cắn, trong quá trình rửa vết thương bạn không nên cầm máu, chỉ cầm sau 15 phút nếu máu vẫn tiếp tục chảy. Lúc này bạn nên đặt lên vết thương 3 miếng gạc y tế, chờ trong vòng 7 phút nếu máu vẫn tiếp tục ra nhiều đặt thêm vài miếng gạc lên nữa lên trên. Chú ý không gỡ miếng gạc trước đó vì sẽ khiến máu chảy nhiều hơn. Và chờ cho đến khi máu ngừng chảy thì băng lại vết thương.Tuy nhiên, bạn không nên băng vết thương quá chặt để tránh máu khó lưu thông.
Trong trường hợp nếu vết thương khá sâu và máu chảy không ngừng thì sau khi sơ cứu băng bó vết thương xong, bạn phải nhanh chóng đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời, tránh tình trạng mất quá nhiều máu.
Tiêm phòng dại: Tiếp đến, bạn cần đến ngay các cơ sở tiêm chủng để được bác sĩ tư vấn và chỉ định tiêm phòng dại. Đồng thời thông báo với bác sĩ về tình trạng con vật đã cắn bạn và theo dõi nó trong vòng 15 ngày kể từ ngày bị cắn/cào. Sau thời gian theo dõi, nếu con vật có biểu hiện bất thường như ốm, chết, mất tích, bị bán hay bị giết… hãy lập tức đến gặp bác sĩ tiếp nhận điều trị.
Chủ động phòng tránh
Tiếp xúc với các chất tiết của bệnh nhân bị dại trong suốt thời gian mắc bệnh. Những người chăm sóc, phục vụ trực tiếp người bệnh nên dùng găng tay, mặc áo choàng, đeo khẩu trang.
Phối hợp với cơ quan thú y, chính quyền địa phương tiến hành:
- Diệt ngay chó và động vật lên cơn dại hoặc nghi mắc bệnh dại trong khu vực ổ dịch. Thực hiện tiêu hủy động vật bị mắc bệnh hoặc chết vì bệnh dại, vệ sinh khử trùng tiêu độc vùng có dịch.
- Tất cả chó, mèo trong vùng dịch phải được nhốt. Cách ly, theo dõi những con vật nghi mắc bệnh, nhiễm bệnh, nghi nhiễm bệnh dại theo quy định. Những con khỏe mạnh trong ổ dịch và các ấp, xã tiếp giáp phải được tiêm vaccine phòng bệnh dại.
-Những người trực tiếp thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc nơi có ổ dịch phải thực hiện biện pháp phòng dịch theo hướng dẫn của cơ quan thú y.
- Không vận chuyển đưa chó mèo ra vào vùng có dịch.