Theo Lịch triều hiến chương loại chí, khác với các triều đại phong kiến khác, trong 175 năm tồn tại của mình, nhà Trần không nhận sắc phong từ Trung Quốc: “Các vua Trần khi được nhường ngôi không cầu nước Tàu phong cho bao giờ”.
Nhà Ngô là triều đại phong kiến duy nhất có hai vua cùng trị vì một lúc. Sau khi Ngô Quyền qua đời, hai con trai là Ngô Xương Văn và Ngô Xương Ngập cùng nhau trị vì đất nước.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, lệ thường các vị vua nước Việt thường phải quỳ lạy khi nhận chiếu chỉ từ phương Bắc, nhưng năm 990 khi tiếp chiếu chỉ nhà Tống, Lê Hoàn nhất quyết không quỳ. Ông chính là vị vua đầu tiên không quỳ khi tiếp chiếu chỉ sắc phong.
Chỉ tồn tại trong vòng 7 năm, trước khi bị nhà Minh đô hộ, nhà Hồ chính là triều đại phong kiến có thời gian tồn tại ngắn nhất trong sử Việt với chưa đầy hai đời vua trị vì.
Nhà Lý là triều đại đầu tiên trong sử Việt có hoàng đế xuất gia đi tu. Năm 1224, vua Lý Huệ Tông nhường ngôi cho con gái là Lý Chiêu Hoàng xuất gia đi tu ở chùa Chân Giáo.
Nhà Hậu Lê là triều đại phong kiến có thời gian trị vì lâu nhất trong sử Việt, kéo dài từ năm 1427 đến năm 1789 với tổng cộng 31 đời vua trị vì.
Nhà Lý là triều đại phong kiến đầu tiên ở nước ta tiến hành tuyển chọn quan lại thông qua con đường khoa cử. Năm 1075, vua Lý Nhân Tông cho mở kỳ thi Nho học đầu tiên.
Từ năm 1802 đến năm 1943, 13 đời vua triều Nguyễn chỉ lập duy nhất 2 hoàng hậu là: Thuận Thiên Cao Hoàng hậu - vợ cả vua Gia Long và Nam Phương Hoàng hậu - vợ cả vua Bảo Đại, các hoàng đế còn lại của triều Nguyễn không lập hoàng hậu.