Triều Trần chính thức được bắt đầu vào năm 1225, khi vua Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh (tức vua Trần Thái Tông). Khác với nhiều triều đại khác, nhà Trần không bắt đầu bằng vua có miếu hiệu Thái Tổ.
Vào năm 1250, Trần Thái Tông ban chiếu định thiên hạ phải gọi vua là Quốc gia. Nhưng đến năm 1277, nhà Trần đổi lại, gọi vua Trần là Quan gia.
Tổ tiên nhà Trần làm nghề chài lưới. Đó là nguyên nhân những nhà lãnh đạo thuộc thế hệ đầu tiên của họ Trần thường mang tên các loài cá.
Linh từ quốc mẫu Trần Thị Dung là người có vai trò rất quan trọng giúp nhà Trần giành được ngôi báu. Bà là con gái Trần Lý, cô ruột Trần Thái Tông. Sau này, bà tái duyên với thái sư Trần Thủ Độ. Tranh vẽ: Sỹ Hòa/Báo Bình Phước.
Phật hoàng Trần Nhân Tông (1258-1308). Ông được các sử gia đánh giá là vị vua tài giỏi, minh anh. Trần Nhân Tông cũng chính là vị tổ sáng lập của Thiền phái Trúc Lâm, một dòng thiền Phật giáo mang bản sắc văn hóa Việt Nam và tinh thần nhập thế.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, thời Trần Dụ Tông ở ngôi, có lần, vua nhận đồ cống của người Chiêm Thành, trong đó có một con kiến lớn (dài một thước 9 tấc).
Trần Duệ Tông bị mai phục và hy sinh khi đem quân đánh Chiêm Thành năm 1377.
Vốn tình ham chơi, có lần, vua Trần Dụ Tông đi chơi đêm về quá muộn, giữa đường bị cướp mất cả kiếm và ấn tín.
Dương Nhật Lễ (Trần Nhật Kiên) vốn là con của kép hát Dương Khương. Mẹ ông múa hay lại có nhan sắc. Khi bà đã có mang, Trần Nguyên Dục (anh cùng mẹ với vua Trần Dụ Tông) lấy làm vợ. Khi Dương Nhật Lễ sinh ra, Trần Nguyên Dục nhận làm con mình. Sau này, do không có con, vua Trần Dụ Tông đã nhường ngôi cho Dương Nhật Lễ.
Trần Anh Tông là một trong những vị hoàng đế anh minh. Tuy nhiên, lúc mới lên ngôi, có lần, ông uống rượu say khướt, suýt bị thượng hoàng Trần Nhân Tông phế ngôi vua; sau may có Đoàn Nhữ Hài xin thượng hoàng tha cho.