Dân Việt

Cuộc chiến công nghệ giữa Mỹ - Trung khiến châu Âu "khó thở" thế nào?

Huỳnh Dũng 22/09/2020 09:05 GMT+7
Châu Âu cảm thấy bị bóp nghẹt khi cuộc chiến công nghệ ngày càng nóng lên giữa Mỹ và Trung Quốc.

Giữa cuộc chiến công nghệ nảy lửa Mỹ - Trung, Châu Âu chọn ai?

Khi cuộc chiến công nghệ toàn cầu leo thang giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, châu Âu đang cảm thấy khó khăn hơn trong việc đặt ra các quy tắc riêng mình, trong khi Mỹ và vài quốc gia khác đã có những tiếng nói cứng rắn đầu tiên.

Trong khi đó, giới hạn nỗ lực bảo vệ dữ liệu của Châu Âu còn nhiều vấn đề nan giải, đặc biệt là khi công dân của họ phụ thuộc rất nhiều vào các ứng dụng công nghệ và truyền thông xã hội của Mỹ và Trung Quốc, mà không có sự lựa chọn thay thế nào khác ở châu Âu.

Ảnh:@Emile Ducke/ The New York Times.

Ảnh:@Emile Ducke/ The New York Times.

Marietje Schaake, Giám đốc chính sách quốc tế tại Trung tâm Quản lý Mạng của Đại học Stanford và là cựu thành viên của Nghị viện Châu Âu cho biết: "Châu Âu cần phải cùng nhau hành động; "Tôi lo lắng cho nhịp độ phản ứng quá chậm của Châu Âu so với tốc độ mà những thay đổi sắp diễn ra".

Ví dụ gần đây nhất là TikTok, ứng dụng video ngắn cực kỳ phổ biến của Trung Quốc đã bị chính quyền Trump thách thức bằng cách sử dụng nhiều lập luận an ninh quốc gia, cách tương tự mà họ đưa ra để chống lại Huawei, gã công nghệ khổng lồ Trung Quốc.

Nhiều lần, những tranh chấp như vậy đã khiến các nhà lãnh đạo, cơ quan quản lý và ngành công nghiệp châu Âu bị chèn ép giữa Bắc Kinh và Washington, họ có nguy cơ bị trả đũa cho nhà sản xuất ô tô, công ty dịch vụ tài chính hoặc công ty nông nghiệp nếu Châu Âu chọn bên này hơn bên kia.

Vì vậy, các nhà lãnh đạo châu Âu đã bắt tay vào một chính sách hướng tới "chủ quyền kỹ thuật số", kết hợp các quy tắc cứng rắn hơn với các công ty công nghệ nước ngoài, với nỗ lực thúc đẩy đổi mới đa phương.

Những người có ảnh hưởng trên internet của Pháp là Marie-Victoire Tiangue và Raphael Curron đã tạo một video TikTok ở Paris vào tháng 5. Ảnh:@Philippe Lopez / Agence France-Presse - Getty Images.

Những người có ảnh hưởng trên internet của Pháp là Marie-Victoire Tiangue và Raphael Curron đã tạo một video TikTok ở Paris vào tháng 5. Ảnh:@Philippe Lopez / Agence France-Presse - Getty Images.

Margrethe Vestager, Phó chủ tịch Ủy ban Châu Âu phụ trách các vấn đề kỹ thuật số đã gọi đây là thời điểm "giai đoạn mới" cho chính sách công nghệ trong khu vực Châu Âu nên được thay đổi, vận hành theo cách riêng mình, hạn chế sự phụ thuộc tới mức phải chọn lựa một trong hai.

Hướng về thời "Chủ quyền kỹ thuật số" riêng mình, Châu Âu liệu có muộn màng?

Các nhà phân tích nói rằng, những chính sách này sẽ mất nhiều năm để thay đổi "cán cân" theo chiều hướng có ý nghĩa có lợi cho châu Âu. Và nhiều người đặt câu hỏi, liệu chúng có thực sự đủ để thu hẹp khoảng cách công nghệ với Hoa Kỳ và Trung Quốc hay không.

Bà Schaake nói: "TikTok đối mặt với những điểm yếu nếu quy chiếu theo chính sách an ninh quốc gia và kỹ thuật số của Châu Âu. Nhưng Châu Âu tỏ ra "ngây thơ" về một số công nghệ đến từ Trung Quốc và Hoa Kỳ, và chỉ nói rằng, bất kỳ ai kinh doanh ở Châu Âu đều phải tôn trọng các quyền và quy định của khu vực".

Thực tế, dù TikTok hay Huawei bị Mỹ cáo buộc, nhưng cả hai công ty này đều phủ nhận bất kỳ mối liên hệ nào với chính phủ Trung Quốc. Cũng từ quan điểm của Mỹ đối với Huawei rõ ràng, gần đây nhất nước Anh đã thực hiện lệnh cấm tương tự vào tháng 7 vừa qua.

Còn lại, hầu hết người châu Âu chủ yếu vẫn biết TikTok là một nguy cơ đối với quyền riêng tư nhưng để tìm ra một sự thay thế mới thì không phải dễ. Ngay cả khi thương vụ bán TikTok do Nhà Trắng quy định, các hoạt động TikTok ở châu Âu hiện vẫn sẽ vẫn thuộc quyền sở hữu của công ty mẹ Trung Quốc, ByteDance.

Ảnh:@Philippe Lopez / Agence France-Presse - Getty Images.

Ảnh:@Philippe Lopez / Agence France-Presse - Getty Images.

TikTok sử dụng công nghệ dạng khuôn mặt và trí tuệ nhân tạo nhưng những công nghệ quan trọng này không được Hoa Kỳ hoặc Liên minh Châu Âu ủng hộ do tiềm ẩn nhiều nguy cơ bảo mật, quyền riêng tư. Andreas Aktoudianakis, nhà phân tích chính sách kỹ thuật số của Trung tâm Chính sách Châu Âu, một tổ chức nghiên cứu ở Brussels cho biết: "Với sự kết hợp của cạnh tranh về trí tuệ nhân tạo và an ninh quốc gia, có thể hiểu lý do tại sao một số nhà hoạch định chính sách lại lo ngại".

Gerard de Graaf, giám đốc thị trường kỹ thuật số đơn lẻ của Ủy ban Châu Âu nói rằng Liên minh Châu Âu cần "hợp tác nhiều hơn nữa giữa các quốc gia thành viên về vấn đề an ninh mạng, bảo mật quyền riêng tư người dùng, và nên có chính sách phù hợp riêng cho mình, hạn chế tối đa vào sự phụ thuộc".

Điểm yếu Châu Âu đang vấp phải trên công cuộc tìm lối đi riêng mình

Nhưng cũng không thể bỏ qua những điểm yếu mà Châu Âu đang vấp phải. Bởi các dòng điện thoại thông minh phổ biến nhất thế giới được sản xuất tại Trung Quốc, Hàn Quốc và Hoa Kỳ. Các nền tảng mua sắm trực tuyến và truyền thông xã hội lớn nhất đến từ các công ty Mỹ và Trung Quốc, cũng như các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây và trí tuệ nhân tạo lớn nhất cũng đến từ các ông lớn này, chứ không phải là tại Châu Âu.

Đối thủ cạnh tranh công nghệ lớn nhất của châu Âu là SAP của Đức, một nhà cung cấp phần mềm kinh doanh cạnh tranh với các công ty Mỹ như Microsoft và Oracle. Ảnh:@Ronald Wittek / EPA, Shutterstock.

Đối thủ cạnh tranh công nghệ lớn nhất của châu Âu là SAP của Đức, một nhà cung cấp phần mềm kinh doanh cạnh tranh với các công ty Mỹ như Microsoft và Oracle. Ảnh:@Ronald Wittek / EPA, Shutterstock.

Châu Âu đã vắng mặt trong danh sách các công ty công nghệ có ảnh hưởng nhất thế giới kể từ sự sụp đổ của Nokia vào khoảng một thập kỷ trước. Vì những lý do bao gồm thiếu vốn đầu tư mạo hiểm, rào cản ngôn ngữ và văn hóa doanh nghiệp không tương thích, nhiều công ty châu Âu đã phải vật lộn để phù hợp với tốc độ kinh doanh trong ngành công nghệ toàn cầu hiện đang bị thống trị bởi thiết bị di động, dịch vụ internet và các công cụ giao tiếp trực tuyến.

Châu Âu đã cố gắng tác động đến nền kinh tế kỹ thuật số thông qua quy định, áp dụng các quy tắc bảo vệ dữ liệu cứng rắn và mạnh mẽ. Nhưng các nhà lãnh đạo châu Âu đang nhận ra giới hạn của những nỗ lực đó, đặc biệt là khi công dân của họ phụ thuộc quá nhiều vào Amazon, Apple, Facebook và Google, khi họ không có các lựa chọn thay thế ở châu Âu. Hiện Công ty công nghệ lớn nhất của châu Âu là SAP của Đức, một nhà cung cấp phần mềm kinh doanh mới đủ sức cạnh tranh với các công ty Mỹ như Microsoft và Oracle.

Ông Barkin nói: "Châu Âu chưa phát triển các công ty kỹ thuật số toàn cầu của riêng mình để cạnh tranh với các công ty lớn của Mỹ và Trung Quốc".

Rebecca Arcesati, một nhà phân tích của Viện Nghiên cứu Công nghệ ở Berlin cho biết, các kế hoạch của châu Âu về "chủ quyền kỹ thuật số" vẫn còn mơ hồ. Bà nói: "Đây là một vấn đề đáng bàn, nhưng còn lâu châu Âu mới có thể phát triển các "nhà vô địch kỹ thuật số" của riêng mình.

Còn Fabrice Pothier, giám đốc chiến lược của công ty tư vấn Rasmussen Global ở Brussels cho biết, áp lực của Mỹ đang buộc châu Âu phải điều chỉnh lại mối quan hệ với Trung Quốc, đặc biệt là về các vấn đề công nghệ. Ông nói: "Đó là một lời cảnh tỉnh đối với châu Âu. Không có cái gọi là công nghệ và nhà khai thác mạng "lành tính" đến từ Trung Quốc."