Dân tộc này sống sâu trong vùng núi đá Quảng Bình nên đến tận năm 1960 họ mới được phát hiện. (Ảnh: Infonet).
Qua nhiều lần được chính quyền địa phương vận động rời bỏ cuộc sống trong hang núi đá xuống đồng bằng định canh định cư, tới nay số lượng người Chứt đã tăng từ 34 người (khi phát hiện) lên đến khoảng 600 người (năm 2009). (Ảnh: Nongnghiep).
Mặc dù đã được chính quyền địa phương vận động và giáo dục rất nhiều nhưng những người dân tộc Rục vẫn giữ hủ tục hôn nhân cận huyết dẫn đến việc nhiều đứa trẻ ra đời bị dị tật bẩm sinh. (Ảnh: Nongnghiep).
Dù khi được phát hiện số lượng người của dân tộc Chứt quá ít ỏi, chỉ còn vỏn vẹn 34 người nhưng họ vẫn bảo tồn được những nét đặc trưng vốn có của dân tộc mình, điển hình là những kỹ năng săn bắt, những loại bẫy độc đáo và những loại nhạc cụ truyền thống. (Ảnh: Tienphong).
Món cơm nhúc truyền thống của dân tộc Rục với nguyên liệu chủ yếu là thân cây đoác tuốt ra thái mỏng phơi khô ăn thay cơm. (Ảnh: Quangbinhonline).
Một người đàn ông dân tộc Rục bào thân cây đoác để phơi khô làm nguyên liệu nấu món cơm nhúc. (Ảnh: Danviet)
Mặc dù đã chuyển xuống ở đồng bằng từ hơn 40 năm nay nhưng một vài bà con dân tộc Rục đôi khi vẫn bỏ lên núi đá ở sâu trong rừng khiến các chiến sĩ bộ đội biên phòng vất vả đi tìm và vận động xuống bản. (Ảnh: Quangbinhonline).
Sau hơn 40 năm xuống đồng bằng, giờ đây người Rục đã học được cách cấy lúa và nấu cơm như những người đồng bằng thực thụ. (Ảnh: Công An TP HCM).
Anh Hồ Tiến Nam sinh năm 1988 tại xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, Quảng Bình là người dân tộc Rục đầu tiên làm thầy giáo. (Ảnh: Tuoitre).