Thập nhị sứ quân chi loạn là sự kiện lịch sử nổ ra sau khi Ngô Quyền (Ngô Vương) qua đời. Trong giai đoạn dài, các sứ quân tranh giành quyền làm chủ nước ta, mỗi người cát cứ một phương.
Sau khi Ngô Quyền qua đời, cả 2 con trai của ông là Ngô Xương Văn và Ngô Xương Ngập cùng làm vua trị vì đất nước (Nam Tấn Vương và Thiên Sách Vương). Đây là giai đoạn đặc biệt trong lịch sử phong kiến nước ta, cùng lúc có 2 vua trị vì một triều đại.
Năm 944, Ngô Quyền mất, các con còn nhỏ, lợi dụng cơ hội, Dương Tam Kha (con trai Dương Đình Nghệ) đã cướp ngôi nhà Ngô, tự xưng làm Dương Bình Vương, dẫn tới sự cát cứ của các sứ quân.
Trong số các sứ quân thời kỳ này, Đỗ Cảnh Thạc (912-967) là sứ quân nổi tiếng với đặc điểm nổi bật là ông chỉ có một tai (tức Độc nhĩ đại vương). Ông vốn là bộ tướng cũ của Ngô Quyền.
Theo cuốn Tướng quân Đỗ Cảnh Thạc - danh nhân Việt Nam thế kỷ X , "một hôm giặc vào bắt lợn của nhà, ông xông ra giằng lợn lại bị chúng đánh đập. Cáu tiết, ông giằng chiếc đòn khiêng lợn đánh túi bụi, vì thế mà bị chúng quây bắt, trói lên cây và xẻo mất một bên tai. Sau việc này, lòng căm thù sôi sục, ông quyết tìm thầy học võ".
Trong số các sứ quân thời kỳ này, Ngô Xương Xí là con trai của Ngô Xương Ngập, cháu nội của Ngô Quyền.
Loạn 12 sứ quân đã khiến nước ta bị chia cắt, với sự tồn tại của nhiều thế lực phong kiến cát cứ. Về sau, Đinh Bộ Lĩnh đánh bại cả 12 sứ quân để thống nhất đất nước.
Đinh Bộ Lĩnh là con trai của thứ sử Hoan Châu Đinh Công Trứ. Trong giai đoạn đầu, ông là bộ tướng của sứ quân Trần Minh Công (Trần Lãm).
Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh đã đánh bại và chiêu hàng được toàn bộ 12 sứ quân, thống nhất đất nước. Ông lên ngôi lấy hiệu là Đinh Tiên Hoàng, trở thành hoàng đế đầu tiên của nước ta sau thời Bắc thuộc.