Những dòng chữ 800 năm tuổi này thuộc về Hoàng đế La Mã Frederick II với cuộc Thập Tự Chinh lần thứ 6 mà ông tiến hành.
"Nó được viết bởi một người nghệ sĩ không phải là Frederick II. Những ký tự đặc biệt trong đó làm cho chúng tôi phải mất một khoảng thời gian khá lâu mới phát hiện ra rằng, trên thực tế, chúng tôi đang đọc một đoạn văn bản của Cơ Đốc giáo", Giáo sư Moshe Sharon đến từ trường Đại học Hebrew ở Jerusalem cho biết.
Trong các dòng chữ Ả Rập, Frederick II ám chỉ mình chính là vua của Gierusalem. Ông dẫn đầu cuộc Thập Tự Chinh thứ sáu và thành công mà không cần dùng đến bạo lực. Frederick II lên nắm quyền với sự đồng ý của các quốc vương từ các quốc gia Hồi giáo. Ngoài ra, "vị hoàng đế này còn liệt kê tất cả các quốc gia mà ông thống trị", Sharon nói.
Thập Tự Chinh là những cuộc chiến tranh tôn giáo nhằm mục đích thu hồi lại Gierusalem và Đất Thánh khỏi ách thống trị Hồi giáo, với sự khởi đầu của cuộc Thập Tự Chinh lần thứ nhất vào năm 1095 và kết thúc là cuộc Thập tự chinh lần thứ VII và lần thứ VIII năm 1291.
Các cuộc Thập Tự Chinh tuy đạt được một số thành công tạm thời, nhưng quân Thập tự cuối cùng cũng bị buộc phải rời khỏi Đất Thánh. Mặc dù vậy, các cuộc Thập Tự Chinh đều có tác động sâu rộng đến chính trị, kinh tế và xã hội ở châu Âu.