Dân Việt

Bình Dương quyết tâm trở thành đô thị thông minh

P.V 29/10/2020 11:52 GMT+7
Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã đề ra 4 chương trình đột phá, trọng tâm hướng đến yếu tố con người, sự phát triển bền vững, hài hoà và quyết tâm xây dựng Bình Dương trở thành đô thị thông minh, văn minh, hiện đại.

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025 vừa qua đã thống nhất quyết nghị 30 chỉ tiêu cho nhiệm kỳ mới và đề ra 4 chương trình đột phá, quyết tâm xây dựng Bình Dương trở thành đô thị thông minh, văn minh, hiện đại. Đến năm 2030, Bình Dương trở thành trung tâm công nghiệp hiện đại và đến năm 2045 là đô thị thông minh của vùng và cả nước.

Bình Dương quyết tâm trở thành đô thị thông minh - Ảnh 1.

Bình Dương quyết tâm xây dựng tỉnh trở thành đô thị thông minh, văn minh, hiện đại. Đến năm 2030, Bình Dương trở thành trung tâm công nghiệp hiện đại và đến năm 2045 là đô thị thông minh của vùng và cả nước.

Cụ thể, nhiệm kỳ 2020 – 2025 Đảng bộ tỉnh Bình Dương đã thống nhất 4 chương trình đột phá gồm: Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên; Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu xây dựng Bình Dương phát triển bền vững theo hướng đô thị thông minh, văn minh, hiện đại; Tập trung phát triển các ngành dịch vụ chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp, đô thị theo hướng văn minh, hiện đại và cuối cùng là tập trung phát triển hạ tầng giao thông theo hướng đô thị hoá, xây dựng thành phố thông minh Bình Dương.

Bình Dương quyết tâm trở thành đô thị thông minh - Ảnh 2.

Bình Dương phấn đấu đưa tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) tăng bình quân 8,5 - 8,7%/năm. Cơ cấu kinh tế với tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ chiếm trên 90%. Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trên 8,7%/năm.

Ông Trần Văn Nam - Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương cho biết, điểm mới trong việc xác định chỉ tiêu phát triển nhiệm kỳ mới là từng chỉ tiêu đã được tính toán rất khoa học, tính khả thi trong tổ chức thực hiện, mang tầm định hướng đến năm 2030 và 2045.

Về mục tiêu tổng quát, Bình Dương xác định tiếp tục xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Đẩy mạnh đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế gắn với bảo vệ môi trường và thực hiện các đột phá chiến lược; bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; phấn đấu xây dựng Bình Dương phát triển bền vững theo hướng đô thị thông minh, văn minh, hiện đại…

Về kinh tế, Bình Dương phấn đấu đưa tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) tăng bình quân 8,5 - 8,7%/năm. Cơ cấu kinh tế với tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ chiếm trên 90%. Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trên 8,7%/năm. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt từ 14 - 15%/năm. GRDP bình quân đầu người đạt 210 - 215 triệu đồng vào năm 2025. Thu ngân sách tăng 8%/năm. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội chiếm 33 - 34% GRDP. Thu hút đầu tư nước ngoài đạt trên 9 tỷ USD…

Bình Dương quyết tâm trở thành đô thị thông minh - Ảnh 3.

Trong nhiệm kỳ mới, Bình Dương tiếp tục xây dựng đô thị theo hướng đô thị xanh, bền vững, hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại, thân thiện với môi trường.

trong nhiệm kỳ mới, Bình Dương tiếp tục xây dựng đô thị theo hướng đô thị xanh, bền vững, hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại, thân thiện với môi trường. Xác định các không gian, khu vực phát triển đô thị ưu tiên để tập trung đầu tư hạ tầng, thu hút đầu tư; chú trọng đảm bảo kết nối và hỗ trợ phát triển giữa hệ thống đô thị trung tâm với hệ thống đô thị vệ tinh. Nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, quy hoạch, thiết kế đô thị. Huy động các nguồn lực đầu tư bằng nhiều hình thức phù hợp để xây dựng kết cấu hạ tầng, nâng cấp, cải tạo, chỉnh trang đô thị theo đúng lộ trình đề ra. Huy động các nguồn lực từ các thành phần kinh tế tiếp tục đầu tư phát triển đồng bộ, hiện đại hệ thống hạ tầng giao thông, nhất là các công trình mang tính động lực, đảm bảo kết nối thông suốt trong tỉnh và giữa Bình Dương với các tỉnh, thành trong Vùng kinh tế trọng điểm phía nam.

Tạo cơ chế thuận lợi cho các nguồn lực tài chính khác cùng với ngân sách tỉnh triển khai nhanh các dự án giao thông trong tỉnh; đồng thời chủ động phối hợp chặt chẽ với các địa phương trong vùng triển khai hệ thống giao thông liên vùng đồng bộ, hiện đại, tạo động lực mới cho tỉnh nhà phát triển nhanh và mạnh mẽ trong thời gian tới…