Cờ ngũ sắc của người Việt có ý nghĩa gì?
T.B
01/11/2020 10:32 GMT+7
Theo các nhà nghiên cứu, màu sắc trên cờ ngũ sắc xuất phát từ quan niệm Ngũ hành trong triết lý phương Đông, theo đó tất cả vạn vật đều phát sinh từ 5 nguyên tố cơ bản: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa và Thổ.
Cở ngũ sắc là một loại cờ có màu sắc rực rỡ, thường được treo ở các ngôi đình, đền thờ, và đặc biệt là trong các lễ hội ở Việt Nam.
Về tổng quan, cờ ngũ sắc gồm các hình tứ giác mang nhiều màu sắc đặt lồng vào nhau. Phía ngoài cùng của lá cờ có các dải hình dạng như ngọn lửa.
Theo các câu chuyện dân gian thì cờ ngũ sắc đã được nhắc tới ở Việt Nam từ thời Hai Bà Trưng (thế kỷ 1 SCN). Lá cờ này được gọi là cờ Thần, xem như biểu tượng cho sức mạnh của thần thánh.
Theo các nhà nghiên cứu, màu sắc trên cờ ngũ sắc xuất phát từ quan niệm Ngũ hành trong triết lý phương Đông, theo đó tất cả vạn vật đều phát sinh từ 5 nguyên tố cơ bản: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa và Thổ.
Mỗi nguyên tố này tương ứng với một màu: Màu đen (hoặc tím) ứng với Kim, màu xanh ứng với Mộc, màu trắng ứng với Thủy, màu đỏ ứng với Hỏa, màu vàng ứng với Thổ.
Trên báo Đồng Nai, GS.TS Trần Ngọc Thêm cho rằng, người Việt có nền văn minh lúa nước hiền hòa, nên chọn hành chủ là Thổ. Nếu để ý, cờ ngũ sắc treo tại các đình, chùa, lễ hội trước đây lấy màu vàng làm trung tâm, viền xung quanh lần lượt là các màu còn lại của ngũ hành.
Tuy nhiên, do có một giai đoạn sự trao truyền văn hóa ở nước ta bị đứt gãy, tạo ra những khoảng trống lớn trong hiểu biết, nhận thức của người dân về văn hóa mà ngày nay không có nguyên tắc thống nhất nào về tạo hình lá cờ ngũ sắc ở Việt Nam.
Trước hiện tượng nói trên, một số nhà văn hóa đã có ý kiến để đưa hình ảnh cờ ngũ sắc trở về đúng với ý nghĩa ban đầu của lá cờ truyền thống này.