Điểm tên các chất độc chết người thường dùng trong hoàng cung Trung Quốc xưa
Trong lịch sử phong kiến Trung Quốc, cuộc chiến chốn thâm cung luôn vô cùng khốc liệt. Một số chất độc chết người không có thuốc giải được sử dụng để đầu độc nhau.
Dưới thời phong kiến, hoàng cung Trung Quốc luôn có nhiều âm mưu tranh giành quyền lực, địa vị. Các cuộc chiến ngầm chốn thâm cung khiến các hoàng đế, hoàng hậu và các phi tần đối mặt với những âm mưu ám sát bằng cách sử dụng chất độc chết người.
Những chất độc thường được sử dụng trong các triều đại Trung Quốc gồm: asen và hạc đỉnh hồng.
Trong đó, asen là một chất độc vô cùng nguy hiểm. Chúng thường được sử dụng trong các vụ đầu độc trong cung cấm.
gười nào uống phải một lượng nhỏ asen chỉ bằng nửa hạt ngô hòa vào trong nước có thể dẫn đến tử vong.
Chất độc này dễ hòa tan trong nước và khó phát hiện. Chính vì vậy, chất độc asen thường được sử dụng trong các vụ ám hại nhằm tranh quyền, đoạt vị chốn thâm cung.
Người trúng độc asen có những triệu chứng như khô miệng, khó nuốt, đau bụng dữ dội, buồn nôn, tiêu chảy, chuột rút và co giật. Sau khoảng 1 ngày trúng độc, nạn nhân có thể mất mạng.
Hạc đỉnh hồng là một độc dược nổi tiếng trong hoàng cung Trung Quốc thời phong kiến. Người uống phải chất độc này không thể cứu chữa vì không có thuốc giải.
Theo các sử liệu có từ thời nhà Tống, hạc đỉnh hồng chính là hồng tì thạch. Đây là một loại đá có chứa chất kịch độc.
Loại đá này thường được tìm thấy ở khu vực Tín Châu (nay thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc) nên được sách "Khai Bảo bản thảo" gọi lại thành tín thạch (hay thạch tín). Ảnh trong bài mang tính minh họa.