Những đường biên giới dưới đây được xếp hạng vào loại nguy hiểm nhất hành tinh.
Triều Tiên – Hàn Quốc
Căng thẳng chính trị, quân sự giữa hai nước này khiến cho đường biên giới luôn là điểm nóng rất được chú ý đến – Hàn Quốc và Triều Tiên.
Đường biên giới là gờ tường cắt ngang 2 ngôi nhà màu xanh (trong hình trên). Phía bên kia là Hàn Quốc, phía bên này là Triều Tiên. Tại nơi đây, các binh sĩ của Triều Tiên và Hàn Quốc luôn mắt đối mắt nhau. Đây được xem là đường biên giới căng thẳng và nguy hiểm bậc nhất thế giới.
Israel – Palestine
Đường biên giới giữa Israel và nhiều vùng lãnh thổ của Palestine còn được gọi là "Bức tường Bờ Tây", dài 670km, gồm 3 lớp hàng rào cuốn dây thép gai cao 5m. Nó được chính phủ Israel dựng lên nhằm mục đích ngăn chặn âm mưu đánh bom liều chết của các phần tử cực đoan từ Palestine.
Ấn Độ – Pakistan
Không khí tại Wagah, một trong những cửa khẩu nghiêm ngặt nhất thế giới ở biên giới Ấn Độ – Pakistan, lại nhộn nhịp và sôi động như ngày hội. Hàng trăm du khách và dân địa phương sẽ đổ về đây hàng chiều xem lễ đổi gác thú vị giữa binh lính hai nước.
Bên cạnh cảm giác tò mò khi được đến gần biên giới Pakistan, một trong những quốc gia khó nhập cảnh nhất thế giới, màn đổi gác như diễn ballet không nhạc khiến nhiều du khách thích thú. Cuối màn trình diễn, người dân hai bên bờ biên giới cùng ra giúp các lính biên phòng đóng cửa khẩu.
Melilla thuộc Tây Ban Nha – Maroc
Melilla là vùng lãnh thổ tách biệt thuộc chủ quyền của Tây Ban Nha và giáp với phía bắc Maroc, một quốc gia châu Phi. Tuy nhiên, Maroc cho rằng vùng đất này phải thuộc về họ và luôn đòi chủ quyền.
Nhiều người dân châu Phi coi khu vực này là cánh cửa để nhập cư trái phép và buôn lậu vào châu Âu. Để bảo vệ vùng đất, chính phủ Tây Ban Nha đã xây dựng bức tường rào đôi dài 11km, cao 6m bằng dây thép gai và bố trí lính vũ trang canh gác cẩn mật.
Mỹ – Mexico
Để chống lại tội phạm buôn lậu, chính phủ Mỹ đã dựng những hàng rào bằng thép tại khu vực biên giới giữa Mỹ và Mexico. Trên đó, họ lắp đặt rất nhiều camera, radar và cảm biến.
Tuy nhiên, từ ban đầu, kế hoạch xây dựng này đã gây nhiều tranh cãi. Tại nhiều nơi, hàng rào không liền mạch. Nhiều người cáo buộc chính phủ "mắt nhắm mắt mở" để hàng rào "uốn" qua nhà của những người giàu trong khi người nghèo phải chứng kiến cảnh nhà của họ bị phá huỷ.