Theo dự báo, bão số 13 (Vamco) di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc và sẽ đổ bộ vào Hà Tĩnh cho tới Quảng Ngãi.
Để phòng, chống bão số 13, Hà Tĩnh đã triển khai nhiều phương án đối phó.
Ngay từ chiều qua (13/11), Hà Tĩnh đã thực hiện cấm biển từ 17h để tránh thiệt hại cho ngư dân khi bão số 13 đổ bộ vào.
Nói về kế hoạch, phương án chống bão số 13, ông Nguyễn Tiến Hùng - Chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh cho biết nhận được thông tin bão số 13 có thể đổ bộ Hà Tĩnh - Quảng Ngãi, huyện Kỳ Anh tập trung vào 3 nhiệm vụ chính trong chống bão số 13 là chỉ đạo các địa phương, đoàn thể huy động lực lượng giúp người dân chằng chống nhà cửa, đảm bảo an toàn khi bão số 13 đổ bộ; tiến hành kiểm tra các hồ đập, vùng xung yếu, chuẩn bị phương án vận hành, điều tiết nước an toàn khi có mưa lớn kéo dài, cũng như rà soát, lên danh sách hơn 250 hộ dân nằm trong vùng nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất, ngập úng, sẵn sàng phương án sơ tán khi cần thiết.
Cũng theo ông Hùng, tới thời điểm này, hơn 1.000 tàu thuyền của người dân các xã ven biển như Kỳ Phú, Kỳ Xuân, Kỳ Khang, Kỳ Thọ, Kỳ Hải nhận được tin báo bão số 13 đều đã đưa tàu về bờ tránh trú an toàn.
"Từ chiều tối 13/11, để phòng, chống bão số 13, chúng tôi đã cắt cử người ứng trực bão 24/24h, lên phương án dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm khi bão số 13 đổ bộ", ông Hùng cho biết thêm.
Còn tại thị xã Kỳ Anh, việc triển khai ứng phó bão số 13 rất khẩn trương. Ban Chỉ huy Biên phòng Cửa khẩu Cảng Vũng Áng - Sơn Dương, Đồn Biên phòng Đèo Ngang, Đồn Biên phòng Kỳ Khang... phối hợp với các xã, phường rà soát, kêu gọi, hướng dẫn 1.500 tàu thuyền của ngư dân các xã vào nơi tránh trú trước khi bão số 13 độ bổ.
Phó Chủ tịch UBND thị xã Kỳ Anh Nguyễn Thế Anh thông tin, trước khi bão số 13 đổ bộ, thị xã Kỳ Anh cho sơ tán người dân khỏi những khu vực xung yếu tại các thôn Minh Đức (Kỳ Nam); Phúc Thành, Hải Thanh, Hải Phong (Kỳ Lợi).
Với lực lượng bộ đội biên phòng được xác định là then chốt trong chống bão số 13 tại Hà Tĩnh, thượng tá Bùi Việt Dũng - Phó Tham mưu trưởng Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh thông tin để chống bão số 13, biên phòng đã thành lập 5 đoàn công tác xuống nắm địa bàn trọng điểm ảnh hưởng bởi bão số 13. Huyện phối hợp với các địa phương chuẩn bị nơi ăn nghỉ, vật chất hậu cần, sẵn sàng đón người dân vào các đồn, trạm biên phòng tránh trú bão số 13.
"Chống bão số 13, Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Tĩnh huy động hơn 40 phương tiện như tàu, xuồng, ô tô cùng 600 cán bộ, chiến sĩ (400 người là lực lượng tại chỗ, 200 người là lực lượng cơ động chi viện) sẵn sàng ứng phó với các tình huống khi bão số 13 đổ bộ vào đất liền.
Ông Nguyễn Trường Thọ - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) huyện Vũ Quang cho biết với huyện, mọi công tác chuẩn bị ứng phó với bão số 13 đến thời điểm này cơ bản đã hoàn tất. Tại những vùng rốn lũ như Đức Giang, Đức Lĩnh, Đức Hương, Đức Liên..., lãnh đạo huyện tới kiểm tra trực tiếp, khuyến cáo, hướng dẫn người dân tỉa cây, gia cố chuồng trại chống bão số 13.
Ngư dân Nguyễn Văn Tuấn (trú huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa) nói: "Tàu của tôi đánh bắt xa bờ, nghe tin bão số 13 đang vào đất liền, biên phòng Hà Tĩnh kêu gọi chúng tôi vào cảng cá Thạch Kim, rồi sắp xếp rất chu đáo. Ngư dân chúng tôi yên tâm để tránh trú bão số 13".
"Từ sáng nay (14/11), do ảnh hưởng của bão số 13 kết hợp với không khí lạnh, vùng biển Hà Tĩnh có gió mạnh dần lên cấp 6, cấp 7, giật cấp 8, cấp 9, sau tăng lên cấp 8, cấp 9, giật cấp 10. Biển động rất mạnh.
Dự báo, do bão số 13, sóng biển khu vực Hà Tĩnh cao từ 3 - 6m; ven biển có khả năng xảy ra nước dâng do bão từ 0,5 - 0,7m. Từ đêm 14/11, do bão số 13, trên đất liền có gió mạnh cấp 5, giật cấp 6, ven biển gió mạnh cấp 6, cấp 7, giật cấp 8, riêng khu vực ven biển phía nam của tỉnh khả năng có gió cấp 8, cấp 9, giật cấp 10", ông Trần Đức Bá - Giám đốc Đài khí tượng thủy văn tỉnh Hà Tĩnh nói về sức mạnh của bão số 13 khi đổ bộ vào đất liền Hà Tĩnh.