Dân Việt

Huawei và "màn kịch" 15 tỷ đô trong cuộc chiến công nghệ Mỹ - Trung

Hồng Quân 08/12/2020 07:00 GMT+7
Chính phủ Trung Quốc và Huawei vừa bắt tay tạo nên một thương vụ chuyển giao kỳ lạ, qua đó giúp Huawei dễ thở hơn trước các lệnh trừng phạt của Mỹ.

Thương vụ kỳ lạ của Huawei

Huawei sử dụng chiến thuật mới trong cuộc chiến công nghệ Mỹ - Trung - Ảnh 1.

Trong động thái mới nhất, một tập đoàn do chính phủ Trung Quốc hậu thuẫn mang tên Zhixinxin Technology Co;Ltd sẽ tiếp quản thương hiệu điện thoại di động Huawei's Honor. Thương vụ này có giá trị lên đến 100 tỷ nhân dân tệ (15,3 tỷ USD). Đây là một thương vụ thoái vốn của một gã khổng lồ công nghệ cho một công ty ít tên tuổi hơn khiến nhiều nhà phân tích đặt dấu hỏi lớn.

Nhiều ngày sau khi thỏa thuận được công bố, các nhà bình luận và nhà phân tích đã đặt ra câu hỏi về vai trò của chính phủ trong thương vụ này và liệu nó có được thiết kế đặc biệt để tránh các lệnh trừng phạt của Mỹ áp đặt đối với Huawei, bao gồm cả lệnh cấm tiếp cận các chất bán dẫn được sản xuất bằng thiết bị của Mỹ hay không.


Việc Huawei thoái vốn khỏi thương hiệu giá rẻ Honor đánh dấu lần cải tổ lớn đầu tiên kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt danh mục các lệnh trừng phạt và lệnh cấm đối với Huawei.

Huawei sử dụng chiến thuật mới trong cuộc chiến công nghệ Mỹ - Trung - Ảnh 2.

Huawei cho biết trong một tuyên bố: "Việc bán Honor là một trong các nỗ lực để cứu vãn chính công ty này và là một trong các chính sách nhằm thay đổi chiến lược kinh doanh của Honor. Sau khi thương vụ được hoàn tất, Huawei sẽ không có bất kỳ vai trò hay cổ phần nào trong các hoạt động trong tương lai của Honor."

Tuy nhiên theo nhiều nguồn tin, bộ máy nhân sự của Honor lại vẫn chủ yếu là những nhân vật cấp cao của Huawei chuyển sang. Wan Biao, phó chủ tịch cấp cao kiêm giám đốc điều hành kinh doanh tiêu dùng của Huawei, sẽ chuyển sang trở thành chủ tịch mới của Honor. Anh sẽ lãnh đạo một nhóm có các thành viên chủ yếu là từ Huawei, bao gồm các cựu quản lý CNTT, giám độc đảm bảo chất lượng và bán lẻ của Huawei.

Sự thật đằng sau màn kịch chuyển giao của Huawei

Huawei sử dụng chiến thuật mới trong cuộc chiến công nghệ Mỹ - Trung - Ảnh 3.

Tuy nhiên câu hỏi là vai trò đặc biệt của chính phủ Trung Quốc và nguồn tài chính cho thỏa thuận. Theo hồ sơ đăng ký công ty của Zhixinxin tại Cơ quan quản lý thị trường thành phố Thâm Quyến thì Zhixinxin được thành lập cách đây chưa đầy hai tháng với sự góp vốn của hơn 30 nhà cung cấp và nhà phân phối của Honor bao gồm Công ty TNHH P&T thuộc sở hữu của chính phủ Trung Quốc và tập đoàn thương mại điện tử hàng đầu Suning.


Cổng thông tin Jiemian có trụ sở tại Thượng Hải đã công bố báo cáo cho thấy bên liên quan lớn nhất của Zhixinxin là Ủy ban quản lý và giám sát tài sản thuộc sở hữu nhà nước của tỉnh Thâm Quyến.

Huawei sử dụng chiến thuật mới trong cuộc chiến công nghệ Mỹ - Trung - Ảnh 4.

Ủy ban này hiện sở hữu 98,6% cổ phần và thông qua công ty Zhixinxin để thúc đẩy viễn thông và phát triển thành phố thông minh của thành phố Thẩm Quyến. Theo các điều tra thì vốn điều lệ của Zhixinxin chỉ vỏn vẹn 100 triệu nhân dân tệ (15,3 triệu USD). Điều đó có nghĩa là công ty này rõ ràng sẽ dựa phần lớn vào các khoản vay và vốn huy động từ các nhà đầu tư để thực hiện thương vụ mua lại 100 tỷ nhân dân tệ (15,3 tỷ USD).

Một nhân viên thuộc trung tâm R&D của Huawei ở Thượng Hải cho biết, bằng cách bán Honor, kho dự trữ chíp bán dẫn của Huawei có thể kéo dài đủ để cung cấp linh kiện cho các lô hàng cho đến quý 1 hoặc quý 2 năm 2021.

Huawei sử dụng chiến thuật mới trong cuộc chiến công nghệ Mỹ - Trung - Ảnh 5.

Huawei thường sẽ cần ít nhất 100 triệu chip mỗi năm để đáp ứng nhu cầu về điện thoại thông minh và các thiết bị tiêu dùng khác của họ. Huawei hiện đang đổ tiền vào chi nhánh thiết kế và sản xuất chip HiSilicon của mình, nhưng họ không mong đợi bất kỳ đột phá ngay lập tức nào, nhân viên R&D của Huawei cho biết.

Thỏa thuận này dù sao cũng khiến các lệnh trừng phạt và lệnh cấm hiện có của Hoa Kỳ đối với Huawei trở nên nhẹ nhàng hơn. Bằng cách này, Honor có thể tiếp tục mua chip từ các nhà cung cấp Đài Loan và phương Tây và sử dụng hệ điều hành Android của Google chỉ vì nó không còn nằm dưới sự bảo trợ của công ty Huawei.

Huawei sử dụng chiến thuật mới trong cuộc chiến công nghệ Mỹ - Trung - Ảnh 6.

Với chi phí thấp và thiết kế kiểu dáng đẹp nhằm tiếp cận các thương hiệu nước ngoài đắt tiền hơn như iPhone, Honor đã bán được khoảng 70 triệu thiết bị cầm tay trong năm 2018 và 2019, chủ yếu cho những người mua có thu nhập thấp ở các quận và thành phố của Trung Quốc.

Qua đây để thấy thương vụ mua bán này rõ ràng là một chiêu bài "lách luật" của Huawei nhằm giảm ảnh hưởng của các lệnh trừng phạt từ Mỹ. Chính phủ Trung Quốc cũng đóng vai trò quan trọng trong "màn kịch" này khi là đơn vị rót vốn chính. Bằng cách bán Honor, Huawei sẽ có thể mua linh kiện qua công ty này đồng thời có nguồn dữ trữ dồi dào hơn.